Xử lý nước thải ô nhiễm từ các ngành công nghiệp xả thải gặp phải không ít trở ngại vì lưu lượng và nồng độ ô nhiễm quá lớn. Để hiểu rõ hơn về các đặc tính, quy trình xử lý cơ bản nhất đối với nguồn thải hãy cùng Hợp Nhất tìm hiểu ngay bài viết về các phương pháp đơn giản để xử lý nước thải khu công nghiệp.
1. Đặc trưng của nước thải công nghiệp
Có rất nhiều ngành công nghiệp, vì vậy, nước thải công nghiệp rất đa dạng về thành phần, tính chất, chất ô nhiễm. Mỗi loại hình công nghiệp sẽ xác định cụ thể mức độ ô nhiễm, lưu lượng và thành phần tùy theo đặc tính từng ngành nghề. Sự khác biệt về việc sử dụng nước dẫn đến việc cần quy trình xử lý nước thải tối thiểu.
Nước sử dụng nhiều trong các ngành sản xuất, chế biến, giặt là, làm mát hay vận chuyển sản phẩm, thiết bị. Hoặc nó được dùng tạo ra năng lượng điện, làm sạch, làm mát và kiểm soát nhiệt độ
Tùy theo từng nguồn nước, vì chúng sẽ gây ra những hạn chế trong quá trình lắng, lọc, xử lý hóa – lý – sinh từ các vật liệu độc hại, chất hữu cơ không phân hủy sinh học, chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cản trở.
Quy trình tối giản xử lý nước thải công nghiệp
Hiện nay hầu hết việc xử lý nước thải khu công nghiệp được doanh nghiệp chủ động hơn nhằm tuân thủ đầy đủ quy định môi trường. Nếu thực hiện tốt, họ không chỉ tăng hiệu quả, năng suất sản xuất mà còn cho phép tái sử dụng nước cho các quy trình khác đáp ứng nhu cầu giảm chi phí xử lý.
Mỗi phương pháp có đặc trưng khác nhau nên chúng giúp thu hồi tốt chất thải, làm sạch nguồn nước cho phép tái sử dụng, giảm tải cho các quá trình xử lý hạ nguồn và giảm chất thải theo đúng quy chuẩn.
Để đạt được các mục đích trên, điều quan trọng bạn nên xem xét, đánh giá nguồn thải có đặc tính gì, chẳng hạn chứa dầu mỡ, kim loại nặng, thành phần phân hủy sinh học/không phân hủy hoặc chất gây ô nhiễm như vi rút, vi khuẩn cần được xử lý.
2. Quy trình xử lý nước thải công nghiệp cơ bản
Dưới đây là quy trình xử lý nước thải công nghiệp cơ bản:
2.1. Loại bỏ muối trong nước thải
Nước thải phát sinh từ các quá trình sản xuất của một số ngành công nghiệp có chứa axit và có chứa kiềm. Phần lớn dòng thải chứa axit và cả dòng thải chứa kiềm thường có chứa các muối kim loại nặng. Các muối này cần được loại bỏ bởi sự có mặt của chúng sẽ làm ảnh hưởng đáng kể quá trình xử lý sinh học và ảnh hưởng cả đối với quá trình tự làm sạch của nguồn nước – nguồn tiếp nhận nước thải.
- Chủ yếu loại bỏ ion muối từ nước thải tạo ra trong quá trình xả đáy tháp giải nhiệt, khai thác khí tự nhiên, mỏ axit, than đá thông qua quy trình thẩm thấu ngược.
- Một số công nghệ xử lý nước thải nhiễm mặn gồm quy trình lọc màng như RO; trao đổi ion như thẩm tách điện, trao đổi cation axit yếu; quá trình bay hơi như thiết bị cô đặc muối hay thiết bị kết tinh.
- Ngoài ra còn có các phương pháp như chưng cất nhiệt, cách điện phân, trao đổi ion, v.v….
2.2. Loại bỏ axit trong nước thải
Trường hợp nước thải chỉ có tính axit như nước thải chế biến mủ cao sư hoặc nước thải chỉ có tính kềm như nước thải sản xuất giấy thì quá trình trung hòa được thực hiện băng hóa chất và phương pháp này thường được sử dụng rộng rãi trong công nghệ xử lý nước thải công nghiệp.
- Xử lý nước thải có tính axit chủ yếu từ nhà máy sản xuất axit làm nguyên liệu thô, chất xúc tác trong dòng thải.
- Việc loại bỏ chất gây ô nhiễm đòi hỏi chiến lược liên quan đến trao đổi ion, hấp phụ, chiết xuất dung môi, tách màng, chưng cất màng,…
- Việc lựa chọn hóa chất đẻ trung hòa nước thải có tính axit phụ thuộc vào: loại axit và nồng độ của chúng, độ hòa tan các muối được hình thành trong phản ứng hóa học.
Để loại bỏ axit trong nước thải có tính axit có thể sử dụng phương pháp trung hòa với nước thải chứa kiềm.
2.3. Loại bỏ chất rắn nồng độ cao
- Hoạt động này thông qua các kỹ thuật lắng để thu hồi chất rắn dưới dạng bùn.
- Đối với những chất rắn có kích thước nhỏ, mịn rất khó lắng thì họ thường dùng phương pháp lọc hoặc siêu lọc.
- Một số cách giảm chất rắn gồm lắng sơ cấp, tuyển nổi không khí hòa tan (DAF),…
Để loại bỏ chất rắn có nồng độ cao trong nước thải, các đơn vị xử lý sử dụng phương pháp.
2.4. Loại bỏ dầu mỡ trong nước thải công nghiệp
Một số ngành công nghiệp như ngành công nghiệp thực phẩm, nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, nhà máy dầu thực vật đưa một lượng lớn chất béo, dầu mỡ vào nước thải. Với đặc tính dễ phân tán và khuếch tán, chất béo cũng như dầu mỡ có thể lan rộng và chiếm trọn diện tích một bề mặt rộng lớn, ngoài ra chất béo còn bám chặt vào thành các ống dẫn, những vật tiếp xúc dọc theo dòng chảy.
Để loại bỏ dầu mỡ trong nước thải công nghiệp, các đơn vị thường sử dụng bể vớt dầu mỡ. Công trình này có nhiệm vụ loại bỏ các chất dầu mỡ, các chất có tỷ trọng nhẹ hơn tỷ trọng của nước thải .
- Xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ thường áp dụng với ngành công nghiệp quy mô lớn như nhà máy lọc dầu, hóa dầu, hóa chất, nhà máy xử lý khí đốt tự nhiên.
- Các dạng dầu chính trong nước thải gồm dầu tự do/dầu nổi (dùng thiết bị tách trọng lực API) và dầu nhũ tương/dầu hòa tan (phải giảm pH sau đó bổ sung oxy hòa tan hoặc nito).
2.5. Loại bỏ chất hữu cơ
- Chất thải này chia thành chất hữu cơ phân hủy sinh học và không phân hủy sinh học.
- Những chất phân hủy sinh học có nguồn gốc thực vật/động vật thường xử lý bằng quy trình thông thường như bùn hoạt tính, bộ lọc nhỏ giọt.
- Những chất không phân hủy gồm dung môi, sơn, dược phẩm, thuốc trừ sâu, than cốc,… thường khó xử lý hơn.
- Một số phương pháp xử lý thông thường bao gồm xử lý oxy hóa nâng cao, hấp phụ, ozon hóa, thủy tinh, thiêu hủy hoặc chôn lấp.
Trên đây là một số thông tin về quy trình xử lý nước thải công nghiệp. Nếu như bạn cần tìm hiểu về các thông tin cơ bản của việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh hơn cũng như nắm rõ những đặc tính, thiết bị xử lý nước thải cơ bản thì có thể truy cập vào chuyên mục TIN TỨC của website: congtyxulynuocthai.vn
Nếu bạn đang có nhu cầu Tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn thông tin nhanh chóng và đầy đủ nhất.