Xử lý nước thải khu công nghiệp

Nên ứng dụng phương pháp, công nghệ và quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp nào để vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa đạt hiệu suất xử lý của hệ thống?

Các quá trình công nghiệp tạo ra chất thải xả ra ngoài môi trường phải được xử lý bằng các phương pháp thông thường. Khó khăn trong việc xử lý do nồng độ chất ô nhiễm cao, chất rắn, sự hiện diện chất hữu cơ dễ bay hơi.

Có nhiều loại chất thải công nghiệp đòi hỏi quy trình xử lý khó hơn mà các quy trình thông thường không hiệu quả. Dựa vào việc xác định loại nước thải, quy mô hệ thống mà xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống XLNT phù hợp. Vậy việc xử lý nước thải ở các khu công nghiệp thường trải qua các quy trình và mang lại những lợi ích nào?

Xử lý nước thải khu công nghiệp

1. Vai trò của việc xử lý nước thải khu công nghiệp

Nước thải có màu: ngành công nghiệp dệt nhuộm, mực in, thuộc da. Nhiều ngành công nghiệp quyết định thực hiện nhiều cải tiến liên quan đến việc XLNT và coi nước thải là nguồn tài nguyên có giá trị quan trọng đối với môi trường và xã hội.

Hướng đến các mục tiêu “không xả thải – không gây ô nhiễm” đã giúp không ít cơ sở thu hồi và tái sử dụng nguồn nước đầu ra. Vậy XLNT công nghiệp sẽ mang lại những lợi ích nào?

  • Giảm tác động đến môi trường;
  • Thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường và xã hội;
  • Tuân thủ các quy định xả thải;
  • Tiết kiệm chi phí, giảm sử dụng nước đầu vào;
  • Nước thải phức tạp: chứa thành phần khó xử lý mà các phương pháp xử lý thông thường không khả thi. Một trong những quy trình khó nhất phải kể đến xử lý nước thải rỉ rác tại bãi chôn lấp chất thải.

Bất kể nguồn thải nào cũng cần áp dụng biện pháp xử lý hiệu quả và tiết kiệm nhất. Thành phần nước thải và quy trình xử lý đặc trưng từng ngành nghề sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn giải phải mang tính khả thi hơn.

2. Một số loại nước thải ở các khu công nghiệp

– Nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ: ngành công nghiệp thực phẩm, ngành chăn nuôi;

– Nước thải chứa chất dinh dưỡng (N/P): chủ yếu nước thải sản xuất gốm, sứ, thủy tinh,…;

– Nước thải chứa hợp chất độc hại: các ngành khai thác, hóa chất hoặc xử lý bề mặt;

– Nước thải chứa hàm lượng muối cao: các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng nhiều muối như đóng hộp, ướp cá hoặc nước thải từ quy trình xử lý thẩm thấu ngược;

– Nước thải kim loại nặng: ngành khai thác mỏ, sản xuất sơn, cơ khí, xi mạ, thuộc da.

3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp

  • Xử lý sinh học (hiếu khí – kỵ khí): áp dụng với nước thải có tải lượng hữu cơ trung bình/cao hoặc tốc độ dòng chảy thấp/cao.
  • Trung hòa axit hoặc kiềm: khi cần thay đổi thành phần nước thải hoặc muốn điều chỉnh nồng độ pH.
  • Keo tụ – đông tụ: loại bỏ chất lơ lửng nhờ hóa chất.
  • Phương pháp tuyển nổi: cần thiết với việc tách dầu, chất béo.
  • Kết tủa: phù hợp với chất hòa tan kết tủa xuống bể sau khi thêm hợp chất hoặc thay đổi điều kiện môi trường.
  • Công nghệ màng (vi lọc, siêu lọc, lọc nano và thẩm thấu ngược): dùng để tách nước ra khỏi hạt rắn nhỏ.
  • Trao đổi ion: giữ lại ion có chọn lọc, cho phép khử khoáng hoặc làm mềm nước đầu ra hoặc giữ lại ion phóng xạ trong nước thải.
  • Kết tinh hoặc bay hơi: quy trình cần thiết với nước thải phức tạp chứa nhiều muối, hợp chất độc hại hoặc nhũ tương dầu.
  • Điện cực hóa: độ nhạy thấp hơn với chất rắn lơ lửng, tuổi thọ màng dài hơn, không cần xử lý hoàn toàn,dễ vận hành và tiêu thụ điện thấp thích hợp với nước thải phức tạp.

Bằng cách sử dụng nhiều công nghệ khác nhau hoặc kết hợp với nhau, bất kỳ loại nước thải công nghiệp nào cũng được xử lý hiệu quả hơn. 

Nếu như doanh nghiệp của bạn đang tìm đơn vị thiết kế hệ thống xử lý nước thải tiêu chuẩn, hiệu quả cao thì liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 của Công ty xử lý nước thải để được tư vấn các giải pháp về quy mô, công suất, công nghệ, phương pháp phù hợp.