Tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ các làng nghề chế tác đá ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân và hệ sinh thái. Làm sao để xử lý dứt điểm tình trạng này?
Tình trạng ô nhiễm từ làng nghề chế tác đá
Dọc tuyến Quốc lộ 217 tại xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) nhiều người sẽ bắt gặp hàng chục cơ sở chế tác đá mỹ nghệ nằm xen kẽ ở các khu dân cư đông đúc. Là nghề truyền thống lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, người dân không ngừng mở rộng quy mô và cho ra đời nhiều sản phẩm độc đáo.
Thế nhưng điều đáng buồn là tất cả các cơ sở này không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, không đảm bảo vệ sinh môi trường và tồn tại nhiều hệ thống xử lý nước thải chưa đạt chuẩn. Mỗi ngày các cơ sở này thải ra môi trường hàng chục nghìn m3 nước thải, bụi, tiếng ồn. Do đó các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm này để người dân an tâm sinh sống và sản xuất.
Thanh Hóa là tỉnh tập trung nhiều làng nghề chế tác đá, điển hình là hơn 130 cơ sở sản xuất, chế tác đá mỹ nghệ tại 2 xã Minh Tân và Vĩnh Thịnh. Trong đó có khoảng 30 cơ sở chưa chịu di dời đến các CCN và hoạt động tự phát theo quy mô nhỏ lẻ khiến cơ quan chức năng rất khó nắm tình hình để kiểm soát và xử lý các vấn đề về môi trường.
Nguồn nguyên liệu họ lấy từ mỏ đá núi Bền, xã Vĩnh Minh, sẽ không có gì bàn tán nếu các xe vận chuyển đá gây khá nhiều rắc rối đối với cuộc sống người dân. Nhiều xe tải nối đuôi nhau chạy trên các tuyến đường gây sụt lún, hư hỏng nhiều khu vực gây ra nhiều nguy hiểm đối với người tham gia giao thông. Hàng loạt xe tải chạy xuyên suốt khiến khói bụi bay trắng mù mịt từ khu vực mỏ đến nơi sản xuất.
Hầu như ở tất cả làng nghề chế tác đá đều bị phủ bởi một lớp bụi dày đặt trên từng mái nhà, cây cỏ, bám chặt trên những con đường làng. Đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải làng nghề chưa được quan tâm và đầu tư. Và quy trình xử lý nước thải này chỉ đơn giản là những bể chứa được xây dựng một cách tạm bợ đủ để chứa toàn bộ lượng nước trong quá trình gia công đá. Nước từ quá trình cắt xẻ, đánh bóng hòa lẫn với bột đá chảy xuống bể chứa và tràn qua khu vực mương nước, kênh rạch xung quanh. Các bể chứa được dùng chung cho nhiều cơ sở, khi bụi để lắng xuống được chủ cơ sở xử lý bằng cách vớt đi nơi khác hoặc đổ thẳng ra ngoài môi trường.
Theo khảo sát, người dân sống xung quanh làng chế tác đá thường không dám sử dụng nước giếng mà mua máy lọc nước vì nước thải ngấm xuống mạch nước ngầm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Không chỉ có thế, tiếng ồn từ các cơ sở này không khỏi khiến người dân phiền toái. Họ phải đóng cửa cả ngày vì không chịu được tiếng ồn cả ngày lẫn đêm trong thời gian cao điểm nhu cầu khách hàng lớn.
Làm thế nào để xử lý dứt điểm vấn đề này?
Đối với 30 cơ sở có tác động tiêu cực đến môi trường, UBND xã Vĩnh Thịnh yêu cầu họ phải thực hiện tốt công tác BVMT, nếu cơ sở nào không tuân thủ sẽ bị xử phạt theo quy định. Nhắc đến câu chuyện di dời cả chính quyền địa phương và các cơ sở khá lo ngại vì chi phí xây dựng nhà xưởng quá lớn nên chủ cơ sở e dè vì không có đủ chi phí để di dời đến các CCN sản xuất tập trung. Vì chưa thể giải quyết dứt điểm những hệ lụy về môi trường, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bằng những chính sách cứng rắn nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và có biện pháp triệt tốt nhất để xử lý môi trường ở đây.
Còn ở xã Vĩnh Minh hiện có 1 làng nghề, 47 cơ sở chế tác với hơn 15 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến đá cùng 6 mỏ khai thác đá. Vì thế UBND huyện đã cử cán bộ kiểm tra trực tiếp và theo dõi tình hình môi trường. Nhờ vậy mà xã đã có một tổ chức gồm 5 – 6 người chuyên thu gom nước thải và chất thải của các cơ sở này.
Trưởng Phòng TNMT huyện Vĩnh Lộc cho biết để giải quyết ô nhiễm tại các cơ sở chế tác đá cần đôn đốc thành lập các CCN tập trung. Đối với các hộ dân xã Vĩnh Thịnh và Vĩnh Minh cần xây dựng các hàng rào chắn, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, có kế hoạch thu gom và xử lý chất thải, lắp đặt hệ thống phun sương mù hoặc trồng thêm cây xanh xung quanh khu vực nhà ở. Đối với các cơ sở chế tác cần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường làng nghề, tránh ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên.