Ảnh hưởng đến môi trường từ các làng nghề và chăn nuôi
Sự phát triển của làng nghề và chăn nuôi
Tập trung sản xuất làng nghề, chăn nuôi và nông nghiệp là 3 ngành kinh tế mũi nhọn phát triển mạnh tại nhiều khu vực nông thôn. Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cung ứng làm thức ăn cho gia súc gia cầm, nguồn nguyên liệu thừa từ các làng nghề chế biến thực phẩm, sản xuất làm thức ăn cho vật nuôi và phân bón cho cây trồng.
Chúng có mối liên hệ khăng khít và liên kết mật thiết với nhau. Theo dự báo, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì quy mô các làng nghề, sản xuất nông nghiệp cũng như thúc đẩy chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình theo hướng trang trại ngày càng phổ biến.
Bài toán về môi trường
Với sự tăng trưởng mạnh như hiện nay thì môi trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì hiệu quả xử lý môi trường còn mang tính cá thể, phân tán và chưa theo quy hoạch. Đặc biệt, vấn đề XLNT chưa được đầu tư bài bản cho mô hình hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi và làng nghề.
Các cơ sở sản xuất, trang trại chăn nuôi chưa có kế hoạch thu gom và xử lý chất thải đúng kỹ thuật, xả trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng nước mặt và nước ngầm. Chưa kể, mùi hôi thối và khí methane với nồng độ cao sau khi bị phân hủy còn làm ô nhiễm không khí.
Còn chất thải làng nghề chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao hơn 3.000 lần quy chuẩn cho phép. Với quy mô nhỏ lẻ, các làng nghề chưa có giải pháp xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại. Trong khi đó chất thải làng nghề chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng, hóa chất công nghiệp,… khá cao.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp
Sự cố của các hệ thống xử lý
Vì các nhà máy xử lý nước thải không có khả năng xử lý nước mưa nên chỉ có nước thải được dẫn qua hệ thống xử lý. Các cống chứa nước thải sinh hoạt khi chưa qua xử lý sẽ gây ra các vấn đề ô nhiễm nguồn nước và tái diễn thường xuyên hơn.
Tại nhiều khu vực vấn đề tràn cống được khắc phục nhờ việc chuyển hướng xả thải vào lưu vực lớn. Sau một thời gian, nó được xử lý bằng cách lắng và khử trùng nước trước khi đi ra nguồn tiếp nhận.
Cách tính toán và thiết kế hệ thống xử lý
Quy mô và công suất của một HTXLNT được xác định bởi khối lượng nước thải từ quá trình sinh hoạt, sản xuất và nhiều ngành công nghiệp khác. Do đó việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phụ thuộc nhiều vào lượng nước tiêu thụ, điều kiện tự nhiên, địa điểm xây dựng, nguồn nước thải đầu vào, tính khả thi về công nghệ, mức độ tiêu thụ năng lượng cùng chi phí vận hành, bảo trì có liên quan.
Mức độ xử lý nước thải làng nghề khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường và tiêu chuẩn xả thải. Hai loại tiêu chuẩn thích hợp gồm tiêu chuẩn dòng và tiêu chuẩn xả thải. Các tiêu chuẩn dòng này được thiết kế để ngăn chặn sự suy giảm chất lượng nước hiện có, đặt ra các giới hạn về lượng chất ô nhiễm cho phép thải ra sông, suối, kênh hồ.
Các thông số chất lượng có quy định theo tiêu chuẩn dòng chảy bao gồm oxy hòa tan, coliform, độ đục, và các chất độc hại. Bên cạnh đó thì các tiêu chuẩn nước thải liên quan trực tiếp đến chất lượng nước thải sau xử lý thải ra từ HTXLNT hiện có. Như vậy, cần lưu ý đến các chỉ tiêu quan trọng như nhu cầu sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) và chất rắn lơ lửng.
Ứng dụng công nghệ bùn hoạt tính truyền thống
Sử dụng công nghệ bùn hoạt tính truyền thống có hiệu suất xử lý cao bao gồm bể sục khí và bể lắng thứ cấp. Nước thải được trộn với bùn hoạt tính, sục khí liên tục và không khí khuếch tán cung cấp oxy để tăng quá trình trộn nhanh chóng.
Tại bể sục khí, khi nhận đủ oxy, vsv phát triển nhanh hình thành hệ thống huyền phù chứa nhiều vi khuẩn. VSV sẽ tiến hành hấp thụ chất hữu cơ hòa tan trong nước và làm giảm BOD. Tại bể lắng thứ cấp, các chất rắn có xu hướng lắng xuống đáy nhờ tác dụng của trọng lực. Phần nước trong sau khi lọc được khử trùng và thải ra ngoài dưới dạng nước thải thứ cấp.
Phần bùn dư bơm ra ngoài, một phần đưa ngược trở về bể sục khí để duy trì hoạt động của vi sinh. Phần bùn dư còn lại được xử lý và thải bỏ.
Chi tiết xin truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để biết thêm thông tin!