Vận hành hệ thống XLNT và các vấn đề phát sinh

Vận hành hệ thống xử lý nước thải là công việc tưởng dễ mà khó. Nếu như các công nghệ như bùn hoạt tính, sinh học,… dễ vận hành hơn thì các công nghệ mới lại khá “chật vật” nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh của hệ thống.

Mức tiêu thụ năng lượng quá lớn

Điện là yếu tố quan trọng để vận hành các HTXLNT, mức tiêu thụ chiếm 2 – 3% năng lượng điện của một quốc gia khiến doanh nghiệp chi trả khoản chi phí lớn. Chỉ tính riêng giai đoạn sục khí sinh học chiếm 50 – 60% tổng năng lượng tiêu thụ.

Giải pháp tiết kiệm điện năng tiêu thụ:

  • Dùng thiết bị tách rác cơ học trong giai đoạn tiền xử lý. Thiết bị này loại bỏ nhiều chất rắn, giảm TSS, BOD, COD và giúp hệ thống giảm tải trong quá trình xử lý.
  • Ưu tiên dùng màng sinh học MBR trong bể hiếu khí giữ lại cặn lơ lửng vừa giúp giảm năng lượng sục khí vừa tiết kiệm diện tích bể lắng/lọc.
  • Cần tăng quá trình sản xuất khí sinh học từ phân hủy kỵ khí vừa giúp giảm công suất hoạt động thiết bị vừa bảo vệ toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định.
  • Hướng đến xây dựng hệ thống XLNT tập trung theo hướng xanh hóa trở thành giải pháp hữu hiệu tiết kiệm năng lượng và BVMT tối ưu.

Hạn chế trong việc thiết kế, vận hành hệ thống

Việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải bước đầu phải tính toán công suất, lựa chọn công nghệ hiện đại, quy mô xây dựng và tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên, lưu lượng tính toán thường lớn hơn mức công suất thực tế. Nguyên nhân này khiến hiệu quả đầu tư giảm, công trình nhanh xuống cấp, thiết bị không được vận hành đúng cách hoặc dưới công suất.

Bên cạnh đó, khá nhiều hệ thống còn áp dụng dây chuyền công nghệ truyền thống mà chưa chú trọng đến đặc thù và tính chất của từng nguồn thải. Đa phần, nồng độ chất hữu cơ đầu vào thấp thì nên dùng công nghệ có chi phí thấp với khả năng nâng cấp, cải tiến dần. Đối với hệ thống có mức tiêu thụ thấp, khả năng thu hồi tài nguyên, năng lượng từ bùn hoặc tái sử dụng nước sau xử lý chưa được chú trọng thì nên ưu tiên khâu quy hoạch.

Bùn thải trong khi vận hành hệ thống

Bất kỳ hệ thống nào cũng phát sinh bùn cặn trong quá trình xử lý hóa lý và sinh học. Và xử lý bùn dư cũng đòi hỏi sử dụng nguồn năng lượng lớn. Do đó mà việc tìm kiếm giải pháp xử lý bùn cặn luôn là vấn đề ưu tiên. Bùn hóa lý được thu hồi và ép để giảm thể tích, còn bùn sinh học thì tận dụng làm phân bón hữu cơ trong nông nghiệp.

Vận hành hệ thống XLNT và các vấn đề phát sinh
Vận hành hệ thống XLNT và các vấn đề phát sinh

Tuy nhiên việc xây dựng và vận hành hệ thống xlnt thường rất tốn kém và yêu cầu trình độ quản lý cao. Hiện nay, nước ta ứng dụng công nghệ xử lý bùn thải chi phí thấp. Nhiều sản phẩm từ bùn được ứng dụng để làm vật liệu xây dựng, sử dụng trực tiếp cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc tái sử dụng bùn còn giúp tiết kiệm nguồn năng lượng từ quá trình xử lý ngày càng được quan tâm.

Diện tích xây dựng và quá trình vận hành hệ thống

Các hệ thống cần thời gian lưu nước để tăng hiệu quả xử lý nước thải nhưng đòi hỏi chi phí diện tích đất xây dựng. Vì thế mà diện tích xây dựng mặt bằng tương đối lớn để tạo không gian cho quá trình xử lý sơ cấp và thứ cấp gồm bể lắng và bể sinh học hiếu khí.

Bên cạnh đó, phương án tối ưu và tiên tiến nhất là áp dụng công nghệ mới để tăng hiệu suất của quy trình bùn hoạt tính. Với những lý do này, người ta thường xuyên xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR để giảm diện tích cho hệ thống.

Sự thay đổi liên tục của đặc tính nước thải

Bất kỳ nguồn thải nào cũng có đặc tính thay đổi liên tục nên yêu cầu kỹ năng thích ứng nhanh của hệ thống. Với lý do này, người vận hành phải kịp thời điều chỉnh đối với nguồn thải đầu vào. Đặc biệt, phải nhanh chóng khắc phục sự cố không bị quá tải tại các bể chứa nước.

Chẳng hạn như đặc tính nước thải đầu vào thay đổi đột ngột xuất hiện nhiều bọt ở bể vi sinh. Do đó mà người vận hành phải thay đổi hệ thống thông qua các điều chỉnh như kiểm tra máy bơm, máy sục khí,… Vì thế mà các hoạt động này cũng tốn kém khá nhiều chi phí trong việc sử dụng năng lượng bổ sung.

Kỹ năng của người vận hành hệ thống

Đối với những thay đổi của hệ thống rất cần người vận hành có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Người vận hành có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và quản lý tình trạng hoạt động của bể xử lý đến sự cố như rò rỉ nước. Các công việc này rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của hệ thống.

Vì nếu không có người vận hành phù hợp thì quy trình hoạt động không đảm bảo, lãng phí tài nguyên và không đảm bảo chất lượng nước sau xử lý. Và cách tốt nhất là áp dụng nhiều ứng dụng mới như lắp đặt thiết bị quan trắc tự động để hỗ trợ công việc cho người vận hành.

Truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để biết thêm các giải pháp xử lý nước thải – khí thải!