Hình thức xử lý nước thải kỵ khí – hiếu khí

Nhiều quy trình sinh học xuất hiện ngày càng nhiều với sự đa dạng giải pháp công nghệ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư sẽ không thể nắm rõ chi tiết các hệ thống xử lý sinh học như kỵ khí – hiếu khí. 

Hình thức xử lý nước thải kỵ khí – hiếu khí

1. Yêu cầu đối với quy trình kỵ khí – hiếu khí

Các hình thức sinh học luôn nhận được sự đánh giá cao trong lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Đối với quá trình kỵ khí – hiếu khí sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như pH, nhiệt độ, oxy hòa tan. Bên cạnh đó, COD, BOD, thời gian xử lý, chất lượng nước thải, số lượng vi sinh và năng lượng cần thiết cũng được xem xét. Do đó mà sự kết hợp của các quy trình xử lý sinh học là rất có lợi.

Quy trình xử lý hiếu khí thường yêu cầu nồng độ COD < 1000 mg/l. Oxy và sinh khối được sử dụng để phân hủy chất thải hữu cơ và chuyển hóa thành CO2, H2O. Ngoài việc phân hủy chất ô nhiễm, nito và photpho cũng được xử lý thông qua quá trình nitrat hóa và khử nito.

Xử lý kỵ khí được dùng với nước thải chứa COD < 1000 mg/l, tải lượng hữu cơ sẽ cao hơn. Chất hữu cơ bị phân hủy bởi VSV trong điều kiện không có oxy và tạo ra các sản phẩm phụ vô hại như CO2, nước và metan.

2. Ưu điểm của quy trình

Đầu tiên, xử lý sinh học thường đòi hỏi năng lượng, nồng độ oxy trong bể sinh học cần được kiểm soát liên tục. Điện năng cần thiết để cung cấp phải đủ oxy hòa tan để vi sinh vật xử lý COD, BOD trong các bể XLNT. Xử lý kỵ khí cần nguồn năng lượng đủ để vận hành bể đáp ứng tốc độ phát triển của VSV, hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ tương đối thấp.

Đối với quy trình kỵ khí thường yêu cầu nồng độ đầu vào lớn. Khi nồng độ thay đổi, nồng độ sinh khối trong bể cũng bị biến đổi. Mặt khác, khi nồng độ quá thấp, bể phản ứng không giữ được hàm lượng vi sinh vật đủ để đảm bảo hoạt động đối với năng suất sinh trưởng. Nói đơn giản, vsv kỵ khí không thể hấp phụ hiệu quả chất hữu cơ nồng độ thấp.

Nhược điểm của phương pháp kỵ khí thường liên quan đến tốc độ phản ứng ở nhiệt độ thấp, tốc độ phát triển VSV thấp và hiệu suất chưa cao. Và giải pháp để khắc phục những nhược điểm này là làm cho thời gian lưu của VSV lâu hơn trong bể phản ứng, sử dụng bể kết hợp giữa kỵ khí – hiếu khí hoặc tách màng.

3. Hình thức xử lý hiếu khí

Hiếu khí là quá trình sinh học được vi khuẩn sử dụng oxy để phân hủy chất hữu cơ. Hiện có 2 hình thức xử lý nước thải hiếu khí phổ biến như quy trình bùn hoạt tính và bể ổn định có sục khí (ASB). Bể sục khí thường áp dụng rộng rãi đối với nước thải ngành giấy & bột giấy.

– Việc vận hành bể này phải đáp ứng các yêu cầu như oxy, tải trọng hữu cơ BOD. Trong HTXLNT, nước đầu vào chứa nhiều BOD nên thường ảnh hưởng đến bể có sục khí, nó đi vào môi trường có thông khí.

– Các hình thức sục khí phổ biến bao gồm:

  • Sục khí bề mặt: yêu cầu sự hỗ trợ từ nhiều thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn xả thải.
  • Sục khí khuếch tán: không khí được cung cấp qua khí nén, máy thổi khí được phân phối đều trong bể.

– Quá trình phân hủy BOD được thực hiện nhờ vi khuẩn hiếu khí. Chúng nhận oxy để chuyển hóa chất hữu cơ thành cacbon dioxide. Chúng phát triển, phá vỡ và giảm BOD nên tổng vi khuẩn cũng giảm theo. Bể sục khí hiếu khí thường được thiết kế bền, tạo ra nước thải chất lượng. Nhưng yêu cầu về lắp đặt thiết bị sục khí, bảo trì định kỳ rất quan trọng nhằm đảm bảo hiệu suất hệ thống không bị suy giảm.

Hợp Nhất là công ty xử lý nước thải hàng đầu với các giải pháp tiên tiến và hiệu quả đối với nhiều hệ thống xử lý sinh học. Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ thêm nhiều giải pháp XLNT thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768.