Trong bối cảnh thiếu nước như hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang triển khai các giải pháp nhằm tái sử dụng nước thải. Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tham khảo thông tin về việc này qua nội dung dưới đây.
1.Tình hình tái sử dụng nước thải trên thế giới
Tại Mỹ: Xấp xỉ 7-8% nước thải được tái sử dụng (TSD) với nhiều mục đích khác nhau:
- Hoạt động ở đô thị (tưới cây, rửa đường,…).
- Hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).
- Các mục đích môi trường (nước cho vùng đất ngập nước, nước duy trì dòng chảy sông suối);
- Các mục đích công nghiệp (sản xuất, làm mát, vệ sinh thiết bị…)…
Trong đó, nước thải tái sử dụng cho hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất
Tại Nhật Bản: Ban hành các quy định về mức độ xử lý nước thải ứng với các mục đích khác nhau. Cụ thể, đối với nước tái sử dụng cho các mục đích xả rửa vệ sinh, phun tưới và tạo cảnh quan, nước thải phải được lọc cát hoặc xử lý cấp tương đương hoặc cao cấp hơn. Đối với mục đích giải trí, nước thải phải được xử lý keo tụ kết hợp lọc cát hoặc xử lý cao cấp hơn.
Tại các nước châu Âu: Ở châu Âu, nước thải đã qua xử lý thường tái sử dụng để tưới tiêu nông nghiệp, làm vườn, nước công nghiệp, cứu hỏa, bổ sung nước ngầm, các tiện ích công cộng. Hiện tại có hơn 700 dự án tái sử dụng nước thải ở châu Âu, phần lớn thuộc các nước Nam Âu (Síp, Pháp, Hy Lạp, Malta, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Ngoài ra còn có các dự án rất thành công ở các nước Bắc và Trung Âu như Bỉ, Thụy Điển, Anh. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu do EU tài trợ, châu Âu và các nước Địa Trung Hải nhìn chung vẫn tụt hậu so với Mỹ, Nhật Bản và Úc trong vấn đề này.
2. Các giải pháp TSD nước thải
Theo các chuyên gia, chúng ta đã lãng phí rất nhiều nước đã qua sử dụng. Thực tế, nước đã qua sử dụng vẫn có thể dùng lại cho nhiều mục đích khác nhau. Đây là việc sử dụng các công nghệ, thiết bị để xử lý nguồn nước thải thành nước sạch đáp ứng các tiêu chuẩn quy định và có thể sử dụng cho một số việc như tưới cây trong khuôn viên nhà mát, vệ sinh đường sá, nhà xưởng, hệ thống làm mát.
Nếu nước thải đô thị được TSD sẽ giúp làm giảm áp lực về tài nguyên nước nước tại Tp. HCM, Hà Nội,… nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước trong tương lai. Đối với việc tái sử dụng nước công nghiệp cũng là cơ hội kinh doanh thương mại hiệu quả giảm chi phí đầu tư đáng kể. Dưới đây là một số giải pháp tái sử dụng nước thải
- Sử dụng công nghệ màng lọc thẩm thấu ngược RO
- Công nghệ màng vi lọc MF
- Công nghệ màng lọc nano NF
- Công nghệ màng lọc MBR
3. Thách thức ở nước ta
Chuyển đổi mô hình quản lý tài nguyên nước theo hướng tuần hoàn góp phần đảm bảo việc phát triển kinh tế và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù các chính sách tái sử dụng nước thải được quan tâm, khuyến khích trong các văn bản pháp luật, nghị định nhưng vẫn còn thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể để thực thi hiệu quả việc này.
Một trong những vấn đề đã được đề cập đến trong Luật BVMT năm 2020 và đang được quan tâm đó là bảo đảm an ninh nguồn nước và tuần hoàn tái sử dụng nước, thông qua cách tiếp cận về kinh tế tuần hoàn. Tuần hoàn tài nguyên đã qua sử dụng nói chung và TNN nói riêng được khuyến khích trong Luật BVMT năm 2020. Tuy nhiên, lĩnh vực tuần hoàn TNN chưa được đề cập sâu cho đến hiện tại.
Với nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng như hiện nay, việc định hướng tìm nguồn nước thay thế là rất cần thiết. Nước thải được coi là một nguồn nước cấp khả thi, ổn định, có thể đáp ứng được nhu cầu dùng nước hiện tại và tương lai.