Cấu hình xử lý nước thải của công nghệ MBR

Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải dùng công nghệ MBR được đánh giá cao bởi khả năng giữ lại chất rắn, muối, chất dinh dưỡng và thậm chí khử trùng nước. Màng với đặc tính cấu tạo từ vật liệu cho phép các dòng chọn lọc nhất định, tùy thuộc vào loại màng mà có thể giữ lại chất ô nhiễm tốt hơn. Cùng congtyxulynuocthai.vn tìm hiểu “Cấu hình xử lý nước thải của công nghệ MBR” qua bài viết dưới đây.

Xử lý nước thải công nghệ MBR

1. Cấu hình xử lý nước thải của công nghệ MBR

Dưới đây là một số cấu hình hiện có của công nghệ MBR

1.1. MBR đặt chìm

  • Các phần tử được lắp đặt bên trong bể chính hoặc một bể riêng biệt với modun bố trí bên trên hệ thống sục khí thực hiện chức năng cung cấp oxy và làm sạch màng.
  • Những màng này chủ yếu là tấm phẳng hoặc ống hoặc người ta kết hợp cả hai cùng với hệ thống rửa ngược giúp giảm sự bám bẩn trên bề mặt màng khỏi chất rắn lơ lửng.
  • Cấu hình này chủ yếu dùng cho những HTXLNT có quy mô lớn. Để tối ưu hóa thể tích, giảm việc tạo ra bùn thải thì những hệ thống MBR chìm thường hoạt động với nồng độ MLSS từ 12000- 20.000 mg/L. Nhờ vậy mà chúng mang lại sự linh hoạt trong việc thiết kế thời gian lưu bùn.
  • Hệ thống đặt chìm được ưa thích hơn vì mức tiêu thụ năng lượng thấp, đạt được hiệu quả sinh học cao, tỷ lệ bám bẩn thấp hơn. Do đó nó thường ứng dụng để xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, thực phẩm, giấy, bột giấy, khai thác mỏ,…

1.2. MBR đặt bên ngoài

  • Lắp đặt modun nằm bên ngoài bể hiếu khí. Tuy nhiên nó cũng có hệ thống sục khí để cung cấp oxy và làm sạch màng. Sinh khối sẽ dẫn trực tiếp đến màng hoặc gián tiếp qua nhiều modun khác nhau trước khi đến bể phản ứng sinh học.
  • Cấu hình này ứng dụng đối với quy mô nhỏ có độ bền cao, thiết kế bể chứa và màng riêng biệt giúp cho quá trình vận hành, bảo trì thuận lợi hơn.
  • Quá trình làm sạch và ngâm màng thường thực hiện tại chỗ bằng cách dùng bể làm sạch, máy bơm và đường ống đã lắp đặt.
  • Chất lượng nước thải sau xử lý có thể được tái sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau vì khả năng màng vi lọc và siêu lọc.

2. Nền tảng phát triển Cấu hình xử lý nước thải của công nghệ MBR

Việc áp dụng MBR trở thành nền tảng quan trọng thích hợp với nhiều chương trình tái sử dụng và XLNT tiên tiến hơn theo hướng quản lý nước bền vững trong lĩnh vực đô thị và công nghiệp. Mặc dù nó vẫn còn tồn tại một số rào cản liên quan đến chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành khiến nhiều người lo ngại đối với hệ thống MBR.

Tuy nhiên đối mặt với những thách thức này, các nhà nghiên cứu không ngừng cải tiến thiết bị công nghệ nhằm phù hợp với nhu cầu sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ điển hình như người ta sử dụng vật liệu nano trong các bể phản ứng sinh học màng vì tính bền vững hơn để XLNT ô nhiễm.

Hiện nay có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy nước thải trong hệ thống MBR, bao gồm đặc tính vật lý đến lưu lượng đầu vào – đầu ra, vị trí vách ngăn, máy trộn, hệ thống sục khí. Tuy nhiên có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế bể như loại màng, hướng màng, các vấn đề giãn màng, hư hỏng cùng nhiều sự cố khác.

Như vậy, nếu như bạn không có kinh nghiệm cũng như chuyên môn trong vấn đề thiết kế – lắp đặt hệ thống các đặc điểm của công nghệ MBR sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất xử lý. Vì thế hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải qua Hotline 0938.857.768 để chúng tôi tư vấn thêm nhiều giải pháp xây mới hệ thống XLNT có sử dụng công nghệ MBR hiệu quả và tối ưu hơn đối với nguồn thải của bạn.