Cách kiểm soát các chất trong nước thải sản xuất thép

Khi xử lý nước thải sản xuất thép cần loại bỏ các thành phần chất ô nhiễm nào? Các phương pháp kiểm soát nồng độ các chất này? Chất rắn lửng, kim loại, dầu mỡ,…

Quy chuẩn về xử lý nước thải sản xuất thép

Các nhà máy, cơ sở sản xuất thép sử dụng lượng nước cho nhiều mục đích khác nhau như làm mát, sản xuất, làm sạch thiết bị, vận chuyển vật liệu. Càng sử dụng nhiều nước lại càng tạo ra lượng nước thải chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hòa tan và hóa chất. Vì thế mà chất lượng nước thải phụ thuộc nhiều vào quá trình sử dụng.

Không xử lý nước thải sản xuất thép sẽ tạo ra nhiều tác động đối với môi trường như độc hại đối với đời sống thủy sinh, giảm oxy hòa tan, cặn lơ lửng, các vấn đề về mùi, màu, nhiệt độ tăng hay ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh,…

Chất lượng nước thải có thể được kiểm soát bằng cách áp dụng nhiều công nghệ cải tiến được phát triển từ nhiều quy trình xử nước thải khác nhau hoặc nhiều công nghệ có sẵn để tái chế để thu hồi một số vật liệu CTR được tái chế trở lại trong quá trình xử lý tiếp theo. Và để bảo tồn nguồn nước như nguồn tài nguyên cần ngăn chặn và vận hành hệ thống xlnt khép kín có hiệu quả để giảm tiêu thụ nước ngọt.

Các quy trình chính của một nhà máy thép tích hợp các yêu cầu nhiều giải pháp xử lý nước thải như luyện cốc, luyện gang, luyện thép, cán nóng, sơn phủ,… Các nguồn ô nhiễm nằm trong tiêu chuẩn cho phép như chất thải rắn, dầu mỡ, phenol, xyanua, amoniac, kim loại nặng như crom, chì, kẽm, niken. Ngoài ra còn nhiều hợp chất hữu cơ trong hoạt động sản xuất than cốc và cán nguội cũng được quy định chi tiết.

Loại bỏ chất rắn lơ lửng trong nước thải sản xuất thép

Việc loại bỏ chất rắn lơ lửng hết sức cần thiết khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Trong đó cần chú ý đến các phương pháp phổ biến như:

  • Lắng: làm trong nước bằng cách lắng bằng trọng lực diễn ra trong bể lắng. Các quá trình như đông tụ, keo tụ bằng phèn nhôm, phèn sắt, clorua sắt, sunphat sắt, polyme thường được bổ sung vào nước thải hình thành quá trình keo tụ hạt rắn để tăng tốc độ lắng của chúng.
  • Lọc và thiết bị tách tấm nghiêng: loại bỏ bùn từ đáy thiết bị.
  • Tách ly tâm: nhờ lực ly tâm mà chất rắn lơ lửng cũng bị loại bỏ.
  • Bộ lọc đa thiết bị: loại bỏ hạt lơ lửng dạng mịn bằng áp suất tương ứng. Hệ thống này gồm một bộ lọc riêng lẻ hoặc kết hợp song song với nhau. Với chu trình rửa ngược đặc trưng giúp hệ thống hoạt động liên tục mà không bị tắc nghẽn.

Kiểm soát kim loại nặng

Để tăng hiệu quả xử lý nước thải gia công cơ khí nói chung và nước thải sản xuất thép nói riêng, người ta thường hạn chế việc thải kim loại nặng từ giai đoạn nấu chảy thép, lò cao, tẩy, cán nguội, mạ điện và phủ sơn nóng. Và phương pháp xử lý hiệu quả nhất để loại bỏ kim loại là kết tủa hóa học và lọc.

Đối với kết tủa hóa học, người ta thường tách kim loại nặng bằng quá trình kết tủa hydroxit và sunfua. Trong kết tủa hydoxit, vôi là thuốc thử ít tốn kém nhất. Cần nâng pH đến mức kim loại có thể hòa tan kết tủa dưới dạng hydroxit, sau đó nước đi qua bể lắng/lọc để loại bỏ hết lượng hydroxit kết tủa này.

Người ta còn tính toán đến việc thêm các tác nhân đông tụ như phèn, sunphat sắt và chất đông tụ cao phân tử cũng được sử dụng để cải thiện nguồn nước.

Kiểm soát dầu mỡ trong nước thải sản xuất thép

Dầu mỡ sản xuất thép chủ yếu phát sinh từ máy đúc, cán nóng, nguội hoặc công đoạn tẩy, mạ điện, sơn phủ. Các phương pháp loại bỏ dầu mỡ thường dùng như:

  • Thiết bị hớt bọt: máy hút bọt kiểu trống quay, kiểu dây đai, lưỡi gạt.
  • Quá trình tuyển nổi: tách dầu mỡ có tỷ trọng nhẹ hơn nước có hiệu quả nhờ trọng lực. Các bong bóng khí mang theo dầu mỡ, cặn bẩn khiến chúng nổi lên trên bề mặt và bị bong ra.
  • Quá trình siêu lọc: dựa vào áp suất nguồn nước mà ứng dụng màng lọc tương ứng giữa lại phân tử có trọng lượng thấp hơn đi qua. Nước thải bơm liên tục qua các màng siêu lọc nên các hạt dầu nhũ tương và cặn lơ lửng bị giữ lại được loại bỏ liên tục.

Hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tư vấn chi tiết nhé!