Các loại bọt nổi nhiều ở bể hiếu khí

Trong quá trình khởi động hệ thống xử lý nước thải, vấn đề nổi bọt trong bể hiếu khí là điều không thể tránh khỏi. Vậy bể xuất hiện những loại bọt nào? Đặc tính và cách khắc phục ra sao? Để trả lời những thắc mắc trên, mời bạn cùng công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tìm hiểu ngay bài viết này nhé!

các loại bọt nổi nhiều ở bể hiếu khí

1. Bọt nổi có màu vàng nâu

Bùn hoạt tính trong thời điểm này rất dễ vỡ và chứa nhiều hạt mịn của bùn hoạt tính. Chúng tích tụ trong một thời gian ngắn và dễ gây ra lượng chất thải lớn với sự xuất hiện của vi khuẩn dạng sợi.

Loại bọt này được hình thành vì chứa nhiều chất béo, dầu mỡ nên bọt có màu vàng nâu, nhớt và thường có mùi hôi. Ngoài ra, do VSV chết nên chúng thường tiết ra chất nồng, mùi hôi hình thành bọt khí trên bề mặt nước. Lúc này, bùn bị bí khí, chết và bám vào các bọt khí.

Các hệ thống xử lý nước thải thực phẩm, sữa hoặc hóa dầu thường chứa nhiều thành phần kỵ nước. Quần thể vi khuẩn khử chất béo, dầu mỡ tạo ra hoạt chất bề mặt sinh học để hòa tan chất hữu cơ, vận chuyển qua thành tế bào.

Hướng khắc phục hiệu quả nhất là bạn nên tắt sục khí. Sau đó kiểm soát lượng dầu mỡ đầu vào và bổ sung thêm men vi sinh. Để lắng bể hiếu khí khoảng 1 tiếng rồi mới bơm nước ta. Sau đó bơm nước sạch vào và tiến hành sục khí khoảng 30 phút rồi tiếp tục lắng và bơm thêm nhiều lần.

2. Bọt nổi chứa chất hoạt động bề mặt

Bọt này thường có màu trắng, xốp, nhẹ và thường trôi lơ lửng trong nước. Bọt này được tạo ra do hóa chất trong sản xuất và chất tẩy rửa. Bọt nổi nhiều trong bể hiếu khí ứng dụng với hệ thống XLNT tòa nhà, nhà hàng, khách sạn và nhất là thời điểm mùa cao điểm.

Khác với bọt chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, tăng cường sục khí làm bọt nổi nhiều ở bể hiếu khí. Lúc này cần dùng chất chống bọt. Bạn cũng có thể thử khống chế hóa chất được dùng chất tẩy rửa sinh học.

3. Bọt trắng nổi trong bể hiếu khí

Bọt trắng nổi thường xuất hiện do 2 nguyên nhân:

  • Do thiếu sinh khối trong bể: là bùn non vì trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, lớp bùn sẽ bị cạn kiệt và mất do quá tải. Vì thế cần kiểm tra do, tỷ lệ F/M và kiểm tra nước thải đầu ra có trong không.
  • Do chất tẩy rửa không phân hủy hoàn toàn: bọt này thường có kích thước rất nhỏ, dễ gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì thế cần giám sát nước thải đầu vào, bổ sung bùn hoạt tính dưới kính hiển vi.

4. Bọt xạ khuẩn và vi khuẩn dạng sợi

Bọt này có đặc điểm nhờn, có màu nâu. Một số VSV nước thải có các polyme kỵ nước. Polyme tạo ra một loạt váng bọt mỡ nhờn, màu nâu thường gọi là bọt xạ khuẩn gây ra.

Giai đoạn sinh học thường cần một quần thế VSV phức tạp. Vi khuẩn thường chứa axit mycolic nên dễ tạo ra lớp bọt ổn định khiến hệ thống xử lý kém và gây ra nhiều vấn đề về môi trường. Vi khuẩn dạng sợi là nguyên nhân gây ra bọt trong bể. Bọt này chứa bông bùn bị bung, không thể keo tụ, tạo bọt sinh học và chất rắn tăng.

Cách khắc phục là nên bổ sung vi sinh để cạnh tranh với xạ khuẩn và vi khuẩn dạng sợi. Vi sinh mầm bao gồm chủng tối ưu để xử lý nước thải và hầu như không gây ra bọt. Đồng thời, cần tăng nồng độ vì nếu hàm lượng DO thấp hơn 1 mg/l tạo điều kiện hình thành vi khuẩn dạng sợi.

5. Bọt nổi sinh học

Loại bọt này thường nổi trong bể Aerotank có màu trắng hoặc nâu sáng, dễ xẹp và lành tính không ảnh hưởng bất lợi gì.

Trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học với protein, polysacarit và chất hoạt động bề mặt nên hình thành bọt sinh học. Khi sục khí sẽ nổi nhiều bọt hơn vì vi khuẩn bắt đầu tăng trưởng. Lúc này, chúng phân chia nhanh và tạo ra nhiều sản phẩm phụ tế bào hơn cho hệ thống đang chạy ổn định, vi khuẩn lúc này sẽ được cân bằng và bắt đầu giảm dần.