Vì sao cần khử màu thuốc nhuộm trong nước thải ngành dệt? Có những cách nào để xử lý màu? Tình trạng XLNT ngành dệt hiện nay ra sao? Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ tới bạn đọc những vấn đề này ở trong bài viết này.
1. Những hạn chế trong xử lý thuốc nhuộm
Mặc dù lượng thuốc nhuộm tương đối nhỏ nhưng khả năng gây ô nhiễm của nó khá cao vì nó có độ bền khá lâu. Các phương pháp hóa lý như hấp phụ, kết tủa, quang phân, oxy hóa, khử hóa học, điện hóa dùng để xử lý thuốc nhuộm. Nhưng chúng lại gây ra các hạn chế như:
- Đông tụ – tạo bông mang lại hiệu quả loại bỏ lưu huỳnh và thuốc nhuộm phân tán nhưng khả năng keo tụ lại khá thấp đối với thuốc nhuộm axit.
- Hiệu quả loại bỏ màu không cao, lượng bùn thải ra tương đối nhiều.
- Hấp phụ mang đến tiềm năng khử thuốc nhuộm. Người ta lựa chọn chất hấp phụ dựa trên đặc điểm áp lực cao, khả năng tái sinh cao. Than hoạt tính là chất hấp phụ hiệu quả cho nhiều thuốc nhuộm nhưng giá thành của nó quá cao.
- Để hiệu quả hơn về mặt kinh tế, người ta chuyển sang dùng bùn, đất sét, tro bay, lõi ngô, rơm rạ nhưng chúng bị hạn chế bởi khả năng tái sinh, tạo ra nhiều bùn, hiệu quả thấp và chi phí cao.
- Khi chuyển sang sử dụng màng lọc như siêu lọc, lọc nano, thẩm thấu ngược tăng khả năng tái sử dụng nước và thu hồi hóa chất. Nhưng nhược điểm lớn nhất của chúng gồm chi phí đầu tư cao, gây tắc màng, tạo ra chất thải thứ cấp.
- Oxy hóa hóa học dùng ozon (O3), hydro peroxit (H2O2) và pemanganat (MnO4) khiến thuốc nhuộm dễ bị phân hủy nhưng thời gian xử lý ngắn, không hiệu quả với thuốc nhuộm phân tán và không hòa tan trong nước, khả năng loại bỏ COD không cao cũng như chi phí cao.
2. Khử màu thuốc nhuộm
Sinh học là phương pháp XLNT thông thường được nhiều người ưa chuộng, nó trực tiếp phân hủy sinh học nhờ sự hỗ trợ của một số vi sinh vật, nấm, vi khuẩn, nấm men hay tảo. Quá trình diễn ra tương đối đơn giản, rẻ nhờ sự kết hợp giữa xử lý hiếu khí – kỵ khí.
Nhưng cần lưu tâm đến một số hạn chế, gồm: không thể tự loại bỏ màu hoàn toàn. Đòi hỏi diện tích đất xây dựng lớn, cần thời gian lớn hơn để hoạt động. Quy trình ít tính linh hoạt trong thiết kế và vận hành hệ thống XLNT. Tuy nhiên VSV có khả năng loại bỏ thuốc nhuộm thông qua hấp thụ sinh học.
2.1. Khử màu bởi vi khuẩn
- Quá trình đảm bảo mức độ phân hủy sinh học cao và tạo ra ít bùn hơn.
- Khử màu bằng vi khuẩn xảy ra nhờ quá trình hiếu khí – kỵ khí hoặc kết hợp cả hai.
- Trong giai đoạn hiếu khí, thuốc nhuộm không được chuyển hóa mà nó tạo ra nhiều amin độc hại. Để đạt được sự phân hủy hoàn toàn, quá trình hiếu khí thường theo sau xử lý kỵ khí.
2.2. Khử màu thuốc nhuộm bởi nấm
- Nấm cũng là ứng cử viên đầy tiềm năng tham gia vào quá trình oxy hóa thuốc nhuộm hòa tan hoặc không hòa tan, phenolic.
- Thuộc tính của nấm ít phản ứng như hydroxyl hóa thuốc nhuộm đa sắc.
2.3. Khử màu bởi các sinh vật khác
- Giải pháp dùng tảo trong XLNT ngày càng được quan tâm như Chlorella, Oscillatera và Spirogyra mang lại hiệu quả trong khử màu của thuốc nhuộm.
- Nấm men cũng trở thành giải pháp đáng chú ý với nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với nấm sợi hoặc nhiều vi khuẩn khác. Quá trình xử lý của nó thường liên quan đến hấp phụ, phân hủy enzym.
Thuốc nhuộm sử dụng nhiều trong các nhà máy dệt nhuộm. Nước thải đầu ra chứa nhiều chất kiềm chế và gây nguy hiểm vừa gây ô nhiễm vừa ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thuốc nhuộm và các sản phẩm phân hủy của nó thường gây ô nhiễm đất, nước mặt và nước ngầm. Các quy trình XLNT hiện tại không thể loại bỏ thuốc nhuộm vì có tính ổn định và độ bền cao.
Nếu bạn cần tư vấn công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.