Để xử lý nước thải chứa kim loại nặng, hiện nay có những phương pháp nào đang phổ biến? Nếu ứng dụng công nghệ hấp thụ sinh học thì hiệu suất và chi phí xử lý sẽ thế nào?
Nhiều ngành công nghiệp phát triển như luyện kim, thuộc da, khai thác mỏ, mạ điện, cơ khí, thuốc trừ sâu,… trực tiếp hoặc gián tiếp thải nguồn nước chứa hàm lượng lớn kim loại ra ngoài môi trường.
Vì thế mà hiện nay, Nhà nước ngày càng quy định chặt chẽ trong việc xử lý nước thải kim loại tại các KCN, CCN, làng nghề, nhà xưởng trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận. Theo đó, các doanh nghiệp trước khi hoạt động bắt buộc phải thiết kế hệ thống xlnt đảm bảo nguồn nước sau xử lý phải đạt chuẩn xả thải.
Các cách xử lý nước chứa thải kim loại nặng hiện nay
Kết tủa hóa học
Sử dụng rộng rãi để khử kim loại nặng với cơ chế các ion kim loại hòa tan bị kết tủa do chất kết tủa. Đây là điều kiện quan trọng để hình thành các hydroxit kim loại, sunfua, cacbonat và photphat được tách bằng cách lắng, lọc.
Trao đổi ion
Là quá trình thuận nghịch giữa pha rắn và pha lỏng. Chất trao đổi ion này có khả năng trao đổi cation và anion từ dung dịch điện phân.
Màng lọc trong xử lý nước thải chứa kim loại nặng
Lớp màng này được chọn lọc tách ion kim loại cùng chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ có cấu trúc xốp hoặc không xốp để loại bỏ nhiều chất ô nhiễm khác nhau.
Siêu lọc (UF)
Đây là lớp màng có kích thước lỗ từ 0,1 – 0,001 micro có tác dụng thấm nước và chất hòa tan. Đồng thời giữ lại phân tử, hạt keo có kích thước lớn hơn. Màng này có tác dụng loại bỏ Zn, Cu, Ni và Mn ra khỏi dung dịch bằng màng siêu lọc.
Vi lọc (MF)
Tương tự như nguyên tắc siêu lọc, chất hòa tan loại bỏ bởi MF thường lớn hơn chất bị UF loại bỏ. Màng này loại bỏ Cu, Cd, Pb và Cr với quy trình tích tụ sinh học dựa trên nấm men để khử kim loại ra khỏi nước.
Lọc nano (NF) có vai trò gì trong xử lý nước thải chứa kim loại nặng?
Thường loại bỏ các phân tử có kích thước lớn. Đặc biệt nó dùng để khử Cd (II), Mn (II) và Pb (II).
Thẩm thấu ngược (RO)
Phân tách màng theo áp suất có dung dịch đi qua màng bán thấm. RO có tác dụng khử Cu (II), Ni (II) và Zn (II) có sử dụng màng composite mỏng.
Thẩm phân điện (ED)
Đây là công nghệ Hàn Quốc dùng để tách các loại ion hóa trong dung dịch đi qua màng trao đổi ion. Nó có khả năng khử asen, chì, mangan và nitrat nito.
Xúc tác quang được dùng khi xử lý nước thải chứa kim loại nặng?
Phương pháp này dùng để tiêu hủy nhanh chóng và hiệu quả chất ô nhiễm bằng cách sử dụng có hiệu quả chất bán dẫn hoàn toàn an toàn và không độc hại. Cơ chế hoạt động xử lý nước thải của quy trình gồm chuyển giao, hấp phụ, phản ứng, phân hủy và loại bỏ chất ô nhiễm. Người ta thường dùng chất bán dẫn nano ZnO để khử Cu, Cr, Pb và Cd.
Hấp thụ sinh học trong xử lý nước thải chứa kim loại nặng
Hấp thụ sinh học được hiểu là quá trình hóa lý với sự chuyển hóa đơn giản có sự liên kết các ion kim loại. Quá trình này có sự tham gia của vsv, chất tạo màng sinh học. Hiểu đơn giản hấp thụ sinh học là sự liên kết của ion kim loại lên bề mặt chất hấp thụ chứ không phải là quá trình oxy hóa bằng phương pháp hiếu khí – kỵ khí.
So với các phương pháp thông thường tốn kém nhiều chi phí thì hấp thụ sinh học là lựa chọn tốt nhất và rất thân thiện với môi trường. Xuất phát từ việc vận dụng tối đa các nguyên liệu tự nhiên (vsv, chất thải nông nghiệp, sản phẩm phụ công nghiệp) làm chất hấp thụ mang lại tiềm năng lớn để khử kim loại nặng có trong nguồn thải.
Gọi hấp thụ sinh học mang lại nhiều lợi ích kinh tế là điều dễ hiểu. Bởi lẽ quá trình này được thực hiện bằng cách tái tạo và tái sử dụng chất hấp thụ sau khi loại bỏ hết hàm lượng kim loại.
Ưu điểm của công nghệ có khả năng vận hành hành hệ thống xlnt đơn giản, không yêu cầu bổ sung chất dinh dưỡng, bùn tạo ra thấp, chi phí vận hành thấp, hiệu quả cao mà không làm tăng nhu cầu oxy hóa học. Đặc biệt hấp thụ sinh học dễ dàng loại bỏ các ion kim loại bị hấp phụ hoặc tái sử dụng nhiều lần thành chất hấp thụ mới.
Nếu Quý Khách hàng có nhu cầu nâng cấp hay cải tạo hệ thống xlnt, vui lòng liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để công ty Hợp Nhất kịp thời hỗ trợ miễn phí nhé!