Phương pháp đông tụ là gì? Ứng dụng của công nghệ này trong xử lý nước thải các lò giết mổ gia súc có đặc trưng và ưu điểm gì so với các cách xử lý khác?
Đặc tính của nước thải từ các cơ sở giết mổ gia súc là hỗn hợp từ dây chuyền giết mổ và làm sạch ruột, gây ra sự biến động lớn về nồng độ chất hữu cơ. Các yếu tố góp phần tạo ra tải lượng chất hữu cơ bao gồm phân, mỡ, máu, dầu mỡ, thức ăn thừa, chất lơ lửng, nước tiểu, protein hòa tan,…
Các phương pháp xử lý nước thải giết mổ hiện nay
Khi đó, chất thải lò giết mổ khi không được xử lý mà đi vào hệ thống lọc nước thải có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như nhu cầu sinh học (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD) rất cao.
Vì thế việc xử lý nước thải lò giết mổ rất quan trọng để ngăn chặn lượng chất hữu cơ cao đến các HTXLNT đô thị. Các phương pháp xử lý nước thải phổ biến hiện nay như sàng lọc, lắng, đông tụ, keo tụ – tạo bông, lọc nhỏ giọt và xử lý bùn hoạt tính cũng được áp dụng cho nước thải giết mổ gia súc.
Trước đây, người ta thường ứng dụng hệ thống sinh học hiếu khí nhưng lại bị hạn chế vì nguồn năng lượng sử dụng quá lớn trong suốt quá trình sục khí. Đối với xử lý nước thải kỵ khí lại bị chậm lại hoặc suy giảm vi sự tích tụ chất rắn lơ lửng quá cao cũng sự khá nhạy cảm với tải trọng hữu cơ cao.
Mặc dù các quá trình sinh học có hiệu quả và tiết kiệm nhưng chúng lại có thời gian lưu nước dài và bể phản ứng lớn, nồng độ sinh khối cao, lượng bùn dễ thất thoát và bị rửa trôi. Đối với quá trình hóa lý, tuyển nổi không khí hòa tan (DAF) cùng keo tụ – tạo bông lại được sử dụng khá rộng rãi để loại bỏ tổng TSS, chất keo, chất hữu cơ trong nguồn thải.
Xử lý nước thải giết mổ bằng phương pháp đông tụ
Đông tụ hóa học trong xử lý nước thải giết mổ gia súc cũng được nghiên cứu bằng cách thêm muối nhôm và polyme với hiệu suất xử lý COD tối đa là 45 – 75%. Trong khi đó, polyalumin clorua (PACI) thường được sử dụng làm chất keo tụ để đông tụ hạt nhỏ thành bông cặn lớn hơn để loại bỏ một cách dễ dàng trong quá trình tách ở bể lắng/lọc.
Sở dĩ PACI được chú ý vì hiệu quả cao và chi phí tương đối thấp hơn so với các chất keo tụ truyền thống. Mặt khác, PACI trở thành chất đông tụ hiệu quả nhất trong các công trình xử lý nước thải ở nhiều dạng khác nhau. Nó bao gồm quá trình khử chất keo, hạt lơ lửng, chất hữu cơ, ion kim loại, photphat, màu và mùi.
Gần đây, phương pháp điện hóa như điện oxy hóa và đông tụ điện cũng được sử dụng phổ biến, đặc biệt ứng dụng các nguồn thải trong nước thải lò giết mổ gia súc, nước thải chứa kim loại nặng. Ưu điểm của đông tụ điện hóa thường mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, tính tương thích cao, khả năng thích ứng, chi phí vận hành hệ thống xlnt thấp và tuyệt đối an toàn và mang tính chọn lọc, tự động hóa cao.
Ưu điểm của phương pháp đông tụ trong xử lý nước thải
Các phản ứng điện hóa sẽ hình thành nhôm hydroxit, chúng có thể hấp phụ nhanh chất hữu cơ hòa tan và giữ lại hạt keo. Ngoài ra, bông này cũng dễ loại bỏ khỏi môi trường nước bằng cách lắng, lọc hoặc tuyển nổi bằng không khí.
Bên cạnh đó, đông tụ hóa học bằng PACI và đông tụ điện bằng điện cực nhôm trong nước thải lò giết mổ hứa hẹn sẽ mang lại nguồn nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao. Kết quả xử lý nước thải ô nhiễm cũng mang lại nhiều tín hiệu khả quan như:
- Dễ dàng lắp đặt thiết bị tách chất béo, dầu mỡ tốt trong mỗi công trình xử lý sinh học hoặc hóa học trở thành giải pháp thay thế thích hợp cho quá trình đông tụ hóa học và đông tụ điện hóa.
- Có thời gian lắng sơ bộ hiệu quả hơn.
- Hiệu suất loại bỏ BOD5, COD, TSS lần lượt là 14%, 29% và 64%.
- Hiệu quả chỉ tăng khi tăng liều lượng chất đông tụ mà hiệu quả khử chất ô nhiễm rất tốt.
- Sự kết hợp đông tụ hóa học và đông tụ điện vừa đảm bảo khử hết chất ô nhiễm hữu cơ, vsv gây hại vừa nâng cao chất lượng xả thải an toàn và đạt tiêu chuẩn.
Nếu Quý KH cần đơn vị nâng cấp và cải tạo hệ thống xlnt, hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768. Công ty môi trường Hợp Nhất luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý Doanh nghiệp mọi vấn đề liên quan đến xử lý nước thải, khí thải, xử lý nước cấp hoặc tư vấn hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp.