Công nghệ vi sinh trong xử lý nước thải nhiễm mặn

Nước thải nhiễm mặn là đối tượng khá đa dạng và phức tạp, nhưng có đặc điểm chung là có nồng độ muối cao, đòi hỏi nhiều công nghệ xử lý hiện đại, tiên tiến. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa nghiên cứu và áp dụng nhiều công trình xử lý nước thải hiệu quả.

Với những hạn chế này, người ta cũng bắt đầu ưu tiên sử dụng nhiều chủng VSV có sẵn để loại bỏ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng trong nước thải bị nhiễm mặn. Đặc biệt phải kể đến nhiều công nghệ vi sinh có khả năng xử lý nước thải trong sản xuất, sinh hoạt bị nhiễm mặn.

Nước thải nhiễm mặn đang được ứng dụng công nghệ nào để xử lý?

Để xử lý nước thải nhiễm mặn tại nhiều địa phương, người ta thường ứng dụng công nghệ xử lý chủ yếu như dùng chế phẩm sinh học, công nghệ truyền thống như bùn hoạt tính, bể tự hoại,… Thế nhưng các công trình này lại cho hiệu quả không được cao.

Nguyên nhân được cho là do chưa lựa chọn công nghệ phù hợp, việc sử dụng chế phẩm vi sinh còn nhiều hạn chế, đòi hỏi thời gian thích nghi và phải thường xuyên bổ sung, thay thế. Quan trọng hơn, khi đưa chế phẩm vi sinh từ môi trường nước ngọt lên bờ thường khó khăn và khó thích ứng với môi trường nước mặn.

Tuy nhiên việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ cổ điển thường gặp nhiều khó khăn vì đây là nguồn nước có độ mặn cao khiến VSV phát triển chậm hơn, không đạt được mật độ sinh khối lý tưởng để phân hủy hết chất ô nhiễm. Tương tự thì các mô hình bùn hoạt tính cũng gặp nhiều khó khăn.

Điển hình là sinh khối hiếu khí bị tác động nặng nề nhất dẫn đến việc phân hủy chất hữu cơ giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân là do độ mặn khiến quá trình thẩm thấu hoặc ức chế phản ứng trong quá trình phân hủy hữu cơ trong nguồn thải.

Hiện nay vì chưa tìm được công nghệ phù hợp, chất thải sinh hoạt, chăn nuôi đa phần xả thẳng ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý. Chúng tích tụ trên mặt đất tại vùng ven đảo, thấm xuống tầng nước ngầm, chảy tràn dẫn đến suy thoái chất lượng nguồn tài nguyên nước.

Ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý nước thải nhiễm mặn

Vi sinh vật

Tồn tại rất nhiều VSV cần muối để tăng trưởng như VSV halophilic. Các loại vi khuẩn này cân bằng thẩm thấu với môi trường bên ngoài bằng cách tích lũy các chất hữu cơ thẩm thấu hòa tan cao. Do đó việc sử dụng VSV chịu muối trong các hệ thống xử lý nước thải sinh học là giải pháp loại bỏ COD trong nguồn nước thải này.

Phần lớn, xử lý nước thải nhiễm mặn có áp dụng VSV ưa mặn hiếu khí nhờ hệ thống đĩa quay sinh học có sinh khối bùn hoạt tính có bổ sung dòng vi khuẩn chịu mặn.

Công nghệ vi sinh trong xử lý nước thải nhiễm mặn
Công nghệ vi sinh trong xử lý nước thải nhiễm mặn

Lưu ý khi xây dựng quy trình xử lý

Xây dựng quy trình công nghệ xử lý nước thải nhiễm mặn bao gồm xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ, chăn nuôi hay nước thải công nghiệp nhiễm mặn trên các vùng hải đảo, vùng nước nhiễm mặn, vùng thiếu nước ngọt. Vì thế để ứng dụng công nghệ vi sinh này cần đáp ứng các tiêu chí quan trọng dưới đây:

  • Cần xác định rõ chủng vi sinh (gồm nấm men, vi khuẩn) có khả năng thích ứng nhanh trong môi trường nước mặn.
  • Cần ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau như cố định tế bào bằng vật liệu hỗ trợ và vật liệu mang để duy trì mật độ sinh khối ổn định.
  • Cần kích thích khả năng phân hủy chất ô nhiễm của VSV để tăng mật độ sinh khối, khử N, P tạo tính ổn định cũng như duy trì thông số trong điều kiện hiếu khí và kỵ khí.

Trên đây chỉ là một số ít công nghệ, phương pháp XLNT mà Hợp Nhất muốn giới thiệu đến quý doanh nghiệp. Còn rất nhiều công nghệ khác nhau như xử lý nước thải bằng các công nghệ như: MBBR, MBR, AAO, sinh học, lý hóa,… có tính ưu việt với khả năng xử lý mọi nguồn thải phức tạp.

Vì thế hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất – công ty xử lý nước thải theo Hotline 0938.857.768 để được tư vấn và hỗ trợ báo giá nhanh chóng và đầy đủ nhé!