Chia sẻ 3 loại cây: bồn bồn, rau muống, cỏ Vetiver có khả năng xử lý môi trường nước rất tốt. Được ứng dụng nhiều tại các khu vực đô thị hay nuôi truồng thủy sản.
Thực vật trong tự nhiên có vô vàng chức năng. Điểm chung của chúng là duy trì sự tồn tại của con người bằng cách lấy cacbon dioxide và cung cấp nguồn oxy cho mọi sự sống. Đặc biệt, con người dần khám phá ra nhiều thực vật có triển vọng làm sạch và xử lý môi trường tốt.
Cây bồn bồn
Trong nhiều năm qua, các vùng ven biển bắt đầu trồng và khai thác loại cây bồn bồn làm thức ăn. Điều quan trọng là không chỉ được dùng như loại thực phẩm mà nó còn giúp các dòng sông trở nên sạch hơn vì khả năng làm sạch môi trường tuyệt vời. Điều này không khá bất ngờ khi dọc theo các KCN, cơ sở nuôi trồng thủy sản hay vùng đô thị người ta trồng bồn bồn bên các bãi lọc ngầm cùng với sậy để làm sạch nước bị ô nhiễm.
Khi cho nước thải chảy qua bãi chứa sẽ thấm xuống rễ thực vật và chảy qua lớp cát, sỏi. Chất bẩn, lơ lửng và chất hữu cơ bị giữ lại, phần nước sạch chảy xuống đáy và dẫn ra ao, sông, hồ. Rễ của chúng có tác dụng phân hủy chất hữu cơ, hấp thụ kim loại nặng, phân bón và chất dinh dưỡng trong nước. Chỉ riêng bồn bồn, chúng lại có khả năng hấp thụ một lượng đạm khá lớn.
Điều kiện để bồn bồn phát triển
Bồn bồn phát triển mạnh trong điều kiện môi trường ngập nước và thích ứng nhanh với nước nhiễm phèn, nhiễm mặn và thậm chí nguồn nước đen. Ở vùng mặn và phèn, bồn bồn có thể đưa oxy xuống rễ để khử phèn và giữ lại kim loại nặng. Khả năng giữ kìm của nó thường mạnh hơn rau muống, lục bình, nhất là chì, cadimi, đồng, kẽm, niken và cobalt từ nước thải công nghiệp.
Dần dần người ta ứng dụng bồn bồn thành bè khung nổi bằng ống nhựa PVC và màng lưới nylon phủ ở đáy đất trồng. Bè nổi thực hiện nhiệm vụ giảm bùn, hạ độ mặn và đưa chỉ số BOD, COD trở về ngưỡng bình thường. Một công đôi việc, bồn bồn vừa có thể làm sạch môi trường mà người ta còn tận dụng nó tối đa để làm thức ăn tạo ra nguồn thu nhập kinh tế đáng kể.
Cỏ Vetiver
Đây là loại cây cỏ có thể chịu được những thay đổi về thời tiết, khả năng phục hồi nhanh khi bị tác động bởi điều kiện khắc nghiệt. Chúng thích nghi nhanh với đất có pH dao động từ 3,3 – 12,5 mà không cần cải tạo
Người ta thường ứng dụng cỏ Vetiver để xử lý nước thải rỉ rác vì khả năng hấp thụ các chất hòa tan như N, P, nguyên tố kim loại khi bị ô nhiễm. Chúng có thể sinh trưởng nhanh trên nền các loại đất chua, đất kiềm, đất mặn và đất chứa nhiều Na, Mg, Al, Cr, Cd, Pb, Hg, Se hoặc Zn.
Với những lợi thế này, Vetiver dần trở thành biện pháp cải thiện môi trường ô nhiễm rất hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp ổn định khu vực đê điều ven sông ở ĐBSCL và Đồng bằng Sông Hồng như chống xói mòn, lũ lụt, sạt lở nhất là khu vực thấp trũng và dễ bị xâm nhập mặn khi thủy triều lên. Nhờ đặc tính bộ rễ liên kết chặt chẽ, bền nên Vetiver giảm được tối đa các hiện tượng xói lở xảy ra.
Tác dụng của rau muống
Cũng giống như bồn bồn, người ta bắt đầu dùng rau muống kết thành bè nổi để làm sạch nguồn nước ô nhiễm do hóa chất công nghiệp, hấp thụ phân bón. Kỹ thuật làm sạch nước này dưới tác dụng bộ rễ của chúng có khả năng phân hủy chất hữu cơ và hấp thụ chất dinh dưỡng dư thừa để ngăn chặn sự phát triển quá mức của các loài rong, tảo và khử mùi hiệu quả.
Rau muống là loại thực vật phát triển nhanh nhưng rất dễ kiểm soát. Bên cạnh là nguồn thực phẩm vô tận, rau muống hấp thụ lượng lớn kim loại nặng nhưng chúng sẽ tập trung chứa ở rễ rồi lắng xuống đáy mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng.
Để duy trì dòng nước sạch ở ao và cửa sông, cũng như cải thiện dòng nước đen, rau muống được chứng minh cho kết quả xử lý vượt trội đối với các chỉ tiêu như lượng bùn đen, COD, BOD, chất đạm và lân.
Xem thêm dịch vụ thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải!