2 công nghệ màng trong xử lý nước thải

Trong nhiều công nghệ xử lý nước thải, những công nghệ sử dụng màng lọc ngày càng nổi bật vì chúng có khả năng giữ lại chất bẩn, muối hoặc khử trùng nước thải để tạo ra nước thải chất lượng, an toàn hơn khi tái sử dụng. Trong những trường hợp lọc hay tái chế nước, mục đích chính để nước chảy qua màng giữ lại thành phần không mong muốn. Tùy vào từng loại màng mà giữ lại chất ô nhiễm tốt hơn. Do đó mà hiện nay, công nghệ này thường sử dụng đối với việc xử lý nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp.

Công nghệ màng trong xử lý nước thải

1. Công nghệ màng theo cơ chế tách vật lý

Một số công nghệ màng hiện đại như RO, UF, MF với quá trình khuếch tán vật lý chất thải trong nước. Ngoài ứng dụng trong lọc nước uống, màng lọc còn sử dụng công nghệ tiên tiến, làm từ vật liệu mới đáp ứng nhu cầu làm sạch nước thải. Nó là hệ thống có hiệu suất rất cao.

Quá trình tách hay xử lý màng phụ thuộc vào 3 nguyên tắc là hiện tượng hấp phụ, sàng lọc và hiện tượng tĩnh điện. Cơ chế hấp phụ dựa vào sự tương tác kỵ nước của màng. Sự phân tách vật liệu qua màng dựa vào kích thước lỗ xốp và phân tử. Vì những lý do này mà các công nghệ màng được phát triển với nhiều cơ chế xử lý khác nhau.

Trong nhiều năm qua, quá trình đông tụ – tạo bông cùng với lắng/lọc đa phương tiện trở thành tiêu chuẩn để loại bỏ chất gây ô nhiễm.

Công nghệ màng hiện đại RO

Ưu điểm của công nghệ màng

Kể từ những năm 1990 công nghệ màng lọc đạt được những bước phát triển, tiến bộ trong khoa học mang lại nhiều lợi ích trong xử lý nước thải hơn so với nhiều công nghệ khác:

  • Loại bỏ nhiều chất ô nhiễm: các lỗ lọc nhỏ là tiêu chí quan trọng để hệ thống loại bỏ đến 99% chất thải.
  • Mang lại hiệu quả cao: tỷ lệ sản xuất, tái sử dụng nước đến 98%.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn: quy trình tự động cho phép màng ít bị hư hỏng hơn.
  • Hệ thống nhỏ gọn: yêu cầu không gian ít hơn 50 – 70% so với công nghệ khác.
  • Dễ vận hành: những phương pháp khác thường yêu cầu phải điều chỉnh liên tục các điều kiện qua việc bổ sung hóa chất để loại bỏ chất gây ô nhiễm. Điều này yêu cầu mức can thiệp của người vận hành cao và nguy cơ gây ô nhiễm thứ cấp thấp hơn. Điều khiển tự động cho phép việc vận hành nhất quán, ít xảy ra sự cố.

2. Công nghệ màng sinh học MBR

Cũng giống như màng hoạt động theo cơ chế tách vật lý, MBR cũng tạo ra nguồn nước thải sau xử lý đạt chuẩn có thể tái sử dụng hoặc thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Ưu điểm của MBR yêu cầu diện tích nhỏ, dễ dàng trang bị thêm thiết bị và nâng cấp hệ thống XLNT hiện có. Những cải tiến kỹ thuật gần đầy đã giảm chi phí màng đáng kể, cho phép MBR trở thành lựa chọn hấp dẫn để XLNT đô thị và công nghiệp.

MBR được thiết kế phù hợp để loại bỏ chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, amoniac, photpho, vi khuẩn, vi rút. Màng đặt chìm trong bể sinh học sục khí nhằm tiếp nhận oxy làm cơ sở hình thành màng sinh học. Kích thước lỗ màng thường 40 nanomet, nó thay thế cho công đoạn cuối cùng trong phương pháp lắng truyền thống. Các màng được làm sạch bằng cách thổi không khí giúp loại bỏ cặn bẩn cùng nhiều hạt bị mắc kẹt.

Công nghệ màng MBR là quá trình xử lý hiệu quả về kinh tế và tiết kiệm chi phí, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chuyển hóa nước thải thành nước sạch mà không có bất kỳ tác hại nào đối với môi trường. Để tăng hiệu quả xử lý người ta còn kết hợp giữa màng vi lọc/siêu lọc với quá trình xử lý nước thải sinh học, quá trình bùn hoạt tính đối với một số nguồn thải có hàm lượng cặn bẩn lớn.

Công nghệ màng MBR

Trên đây là các công nghệ màng lọc thường dùng để làm sạch nước thải, nếu bạn quan tâm đến công nghệ nào thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Chúng tôi là đơn vị thiết kế hệ thống XLNT chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng bằng cách áp dụng nhiều giải pháp công nghệ vượt trội, trong đó có ứng dụng những phương pháp màng lọc nước thải tiên tiến nhất như MBR, RO UF, NF, MF.