Yêu cầu và ứng dụng công nghệ tuyển nổi

So với việc dùng màng siêu lọc (UF) thì người ta vẫn chuộng dùng công nghệ tuyển nổi không khí hòa tan hoặc kết hợp cả hai. Kỹ thuật xử lý chủ yếu ứng dụng xử lý nước thải chứa kim loại nặng, giảm dầu mỡ, chất béo, chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh học, chất thải công nghiệp, nhũ tương cùng nhiều chất gây ô nhiễm khác. Hệ thống này có thể đạt được tỷ lệ xử lý đến 97%.

Công nghệ tuyển nổi trong xử lý nước thải
Công nghệ tuyển nổi trong xử lý nước thải

1. Các yêu cầu đối với hệ thống DAF

  • Thiết bị DAF phải được xem xét dựa trên tốc độ dòng chảy, nhiệt độ nước, đặc tính nước thải, xử lý trước bằng hóa chất,…
  • Nước thải phải được xử lý trước bằng hóa chất loại bỏ chất rắn để hỗ trợ và cải thiện quá trình tách của DAF. Những hóa chất thường dùng gồm muối kim loại Fe3+, hoặc nhôm (AlSO4), polyme hữu cơ/vô cơ.
  • Điều chỉnh nồng độ pH đến giá trị thích hợp.
  • Sự gắn kết chất rắn vào bong bóng khí khá khó. Vì thế những hạt keo kích thước nhỏ phải được đông tụ bởi hóa chất nhằm tăng kích thước hạt và cải thiện tốc độ tuyển nổi.
  • Mục tiêu xử lý của DAF gồm việc phục hồi, tái sử dụng nước thải, đáp ứng tiêu chuẩn xả thải, tiền xử lý giảm tải hệ thống xử lý sinh học hạ nguồn, làm sạch nước thải hoặc làm đặc chất rắn sinh học.

2. Các mô hình tuyển nổi trong xử lý nước thải

2.1. Kim loại nặng

  • DAF loại bỏ ion kim loại nặng bằng cách thêm chất hoạt động bề mặt với ion trái dấu với ion kim loại cần loại bỏ.
  • Chất hoạt động bề mặt có tác dụng tăng khả năng phân tách hạt kỵ nước và ưa nước dẫn đến sự kết tủa của các ion.
  • Phương pháp này ứng dụng đối với nước thải chứa nồng độ kim loại thấp từ các quy trình công nghiệp như gia công kim loại, bán dẫn, khai thác mỏ.
  • Các vấn đề như tương tác hóa học, pH, dòng chảy, cơ chế tạo bọt, tách liên quan đến hiệu quả khử Zn, Ni, thủy ngân.
Nguyên lý hoạt động của bể tuyển nổi
Nguyên lý hoạt động của bể tuyển nổi

2.2. Chất hấp phụ và tuyển nổi

  • Để tách kim loại trong nước thải người ta kết hợp thiết bị tuyển nổi với chất hấp thụ. Quá trình hấp thụ sẽ giữ lại hạt tích điện trên bề mặt chất rắn.
  • Gần đây, người ta dùng hạt nano làm chất hấp thụ với chức năng thu hồi nhiều ion, nhất là trong xử lý nước thải sản xuất thép, xi mạ, cơ khí,…
  • Việc thêm chất tạo bọt trong quá trình tuyển nổi giúp tạo ra bong bóng khí mịn hơn làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch, cải thiện khả năng nổi của chất hấp thụ.
  • Cacbon hoạt tính trở thành chất hấp thụ hiệu quả vì khả năng hấp thụ tuyệt vời, cấu trúc xốp phù hợp để làm sạch nước thải.

2.3. Hấp thụ sinh học

  • DAF đặc biệt hiệu quả trong việc xử lý nguồn nước ở hồ chứa có tảo, màu tự nhiên hoặc chất hữu cơ, độ đục thấp.
  • So với các quy trình XLNT khác, hấp thụ sinh học được nhiều người biết đến vì việc khử kim loại, chất ô nhiễm ra khỏi dung dịch.
  • Quá trình hấp thụ sinh học tận dụng sinh khối chết, không cần chất dinh dưỡng và có thể tiếp xúc trực tiếp với môi trường độc hại cao. Cơ chế hấp thụ quan trọng nhất là hấp thụ vật lý, trao đổi ion và kết tủa bề mặt.
  • Quá trình hấp thụ diễn ra theo quy trình khuếch tán màng, phản ứng hóa học và khuếch tán bên trong. Hiệu quả của hấp thụ sinh học phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích bề mặt, bản chất của sinh khối và khả năng tải tối đa.

2.4. Tuyển nổi điện phân

  • Tính khả thi của phương pháp này để thu hoạch tảo lục và xử lý chất ô nhiễm còn sót lại trong nước thải dưới cơ chế điện phân môi trường nước.
  • Khác với các tuyển nổi khác, tuyển nổi điện phân có chi phí năng lượng lớn, chất lượng cô đặc lớn hơn, khả năng sử dụng nguyên liệu thô hoặc tái chế cao (thu hồi sản phẩm phụ).
  • Chi phí điện phân là mối quan tâm lớn được phân tách bằng màng trao đổi ion và dùng nhôm để hỗ trợ quá trình đông tụ.

Hy vọng với những chia sẻ nêu trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc tính và bản chất của loại công nghệ này. Nếu bạn cần thiết kế hệ thống XLNT ứng dụng thiết bị DAF hiệu quả thì hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 để congtyxulynuocthai.vn tư vấn chi tiết và miễn phí hơn.