Việc ứng dụng các công nghệ, phương pháp được ứng dụng tại các công trình, hệ thống xử lý có tác dụng phân tách, phân hủy chất thải trước khi xả thải. Tùy thuộc vào yêu cầu, thành phần, mức độ làm sạch nước thải mà việc thiết kế hệ thống XLNT sẽ giúp giảm mức độ ô nhiễm, giảm cường độ nước thải, giảm bớt gánh nặng đối với môi trường và giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn.
Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến tính năng kỹ thuật và điều kiện hoạt động từng công trình XLNT!
1. Các công trình xử lý sơ cấp nước thải
Sàng lọc:
- Vai trò: loại bỏ chất thải rắn bằng các tấm, lưới lọc gồm thanh thép đặt thẳng đứng hoặc nghiêng.
Lắng đọng:
- Có nhiều bể lắng khác nhau được dùng để loại bỏ chất rắn lơ lửng cùng một số chất hữu cơ.
- Ví dụ phổ biến nhất là bể hình chữ nhật. Trong bể này, nước thải chảy chậm để chất rắn dễ lắng xuống đáy.
- Kỹ thuật này giúp loại bỏ khoảng 90% chất rắn lơ lửng và 40% chất hữu cơ.
Keo tụ cơ học – hóa học:
- Phương pháp keo tụ cơ học với sự tham gia máy khuấy trộn để nước thải chuyển động tròn, các chất rắn hòa tan có kích thước nhỏ gắn vào nhau thành chất rắn có kích thước lớn lắng xuống.
- Phương pháp keo tụ hóa học với sự tham gia các tác nhân kết tủa như phèn chua tạo thành kết tủa Al(OH)3.
Trung hòa:
- Khi nước thải có tính axit hoặc bazo cao thì được trung hòa bằng cách thêm bazo hoặc axit tạo điều kiện cho VSV phát triển trong giai đoạn xử lý sinh học phía sau.
2. Các công trình xử lý thứ cấp
2.1. Bộ lọc nhỏ giọt
- Mặc dù được phân loại là quá trình sục khí nhưng nó là hệ thống tiện lợi khi vi khuẩn hiếu khí nằm trên đỉnh của lớp vật liệu lọc còn vi khuẩn kỵ khí nằm ở giữa hoặc dưới cùng lớp lọc.
- Bộ lọc nhỏ giọt bao gồm các tầng lọc, buồng thu nước với lớp sỏi, đá được phân loại tốt. Nước thải từ bể xử lý sơ cấp phun đồng nhất trên lớp lọc.
- Bộ lọc Trickling có thể giảm BOD của nước thải từ 65 – 85% tùy thuộc vào tốc độ lọc.
2.2. Hệ thống oxy hóa
- Đây là những kênh/mương hình tròn tiếp nhận nước thải và sau đó được khuấy trộn với sự trợ giúp của máy quay cơ học với thời gian lưu giữ nước từ 12 – 24 giờ.
- Một số hệ thống thông dụng như ao/đầm oxy hóa, VSV trong nước thải chịu trách nhiệm oxy hóa chất hữu cơ tạo ra nước thải cuối cùng hoàn toàn sạch. Nó là một phương pháp hiếu khí trong kỹ thuật xử lý nước thải.
- Khi đó, ao oxy hóa với quần thể VSV sẽ oxy hóa chất ô nhiễm, oxy do tảo thải ra trong quá trình quang hợp được VSV sử dụng để khử chất hữu cơ. Quá trình này giải phóng CO2 và H2O, do đó tạo ra mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa tảo và vi khuẩn.
- Lợi thế của ao oxy hóa là đơn giản, dễ thực hiện, nước thải đã qua xử lý được sử dụng để tưới tiêu.
- Những giới hạn của hệ thống là thời gian lưu giữ lâu (từ 10 – 40 ngày), yêu cầu diện tích lớn, tạo ra mùi hôi, bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
2.3. Hệ thống bùn hoạt tính
- Hệ thống được dùng rộng rãi nhất với bể sục khí, bể lắng và hệ thống hồi lưu bùn.
- Phần nước thải từ giai đoạn sơ cấp trộn với bùn được gọi là bùn hoạt tính/bùn hồi lưu. Bùn này chứa nhiều VSV.
- Trong bể sục khí, nước thải được sục khí liên tục từ 6 – 8 giờ. Khi đó, VSV sẽ oxy hóa hợp chất hữu cơ tạo thành CO2, H2O, NO3,…
- Sau đó nước thải đưa qua bể lắng trong thời gian 2 – 3 giờ. Bùn lắng xuống và nó là bùn hoạt tính oxy hóa hoàn toàn và có mùi hôi khó chịu.
- Khi phân hủy bùn, BOD của nước thải giảm từ 5 – 15%.
3. Các công trình xử lý bậc ba
Hệ thống khử nitrat và photphat:
- Trong hệ thống sinh học, VSV chịu trách nhiệm chuyển đổi amoni và nitrit thành nitrat.
- Sau đó, nước thải đi vào bể chứa vi khuẩn khử nito chuyển đổi nitrat thành khí nito thoát ra ngoài.
- Đồng thời photphat cũng bị loại bỏ nhờ quá trình đồng hóa của VSV.
Hệ thống khử chất rắn hòa tan:
- Hấp phụ bằng than hoạt tính: sử dụng bộ lọc cho nước thải đi qua lớp than hoạt tính và chất bẩn bị giữ lại trên bề mặt.
- Thẩm thấu ngược: chuyên dùng để xử lý nước thải nhiễm mặn, có nồng độ muối cao.
Cần hỗ trợ thêm nhiều giải pháp XLNT khác, bạn hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 của Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất!