Vai trò và tiềm năng của công nghệ Xử lý khí thải mới

Việc thiết kế hệ thống xử lý khí thải hiện có đòi hỏi chi phí đầu tư và không gian lắp đặt lớn nhưng nếu không có những công nghệ này sẽ khiến cho việc phát thải ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều phương pháp kiểm soát khí thải tiên tiến mới được đánh giá giải quyết vấn đề này trong việc thu giữ khí NOx, SOx, bụi, thủy ngân với hiệu suất lớn hơn so với công nghệ truyền thống.

Vai trò và tiềm năng của công nghệ Xử lý khí thải mới

1. Tiềm năng giảm khí thải từ công nghệ tiên tiến

1.1. Vì sao cần đổi mới công nghệ?

Đối với khí thải từ các lĩnh vực công nghệ có mức phát thải lớn thì việc sử dụng hệ thống sẽ tăng khả năng loại bỏ hết chất ô nhiễm ra khỏi khí thải. Hiện nay, những công nghệ mới có vai trò khử các thành phần không mong muốn như NOx, SOx, thủy ngân cùng nhiều kim loại nặng, halogen hoặc nồng độ bụi lớn.

Khác với những HTXLKT khác thì những hệ thống mới mang lại lợi thế hơn trong việc đầu tư thấp, tiết kiệm không gian và diện tích trong thiết kế hệ thống.

Với những ưu điểm nổi bật, những công nghệ kiểm soát khí thải ra mỗi ngày càng được ưa chuộng trong việc giảm phát thải ở nhiều lĩnh vực như xử lý khí thải ở nhà máy nhiệt điện, xi măng, hóa chất,…

1.2. Giải pháp khắc phục hạn chế

Nhiều phương án công nghệ truyền thống vẫn còn gặp rào cản liên quan đến sử dụng năng lượng, vì thế giải pháp để duy trì các quá trình sản xuất là tăng cường dùng nhiên liệu hóa thạch. Điều này đã mang lại vốn đầu tư cũng như chi phí vận hành – bảo trì cao hơn. Chưa kể công nghệ cũ vẫn còn nhiều hạn chế trong việc loại bỏ các thành phần khí thải với hiệu quả thấp hơn.

Các nhà máy, doanh nghiệp sử dụng nhiều lò đốt khí và lò đốt than làm tăng lượng khí thải ô nhiễm như SOx, NOx, CO2, thủy ngân và tro bay, bụi mịn. Vì thế người ta dùng hệ thống bơm ozone, hydrogen peroxide vào khí thải để chuyển hóa các chất ô nhiễm thành hợp chất oxy hóa, dễ hòa tan trong nước.

Phần khí thải tiếp tục đi qua màng phun sương áp suất cao dùng dung dịch nước phun đều vào dòng khí để ngưng tụ khí có tính axit. Dung dịch xử lý có tác dụng hạ nhiệt độ khí thải, giữ lại hạt bụi chỉ cho phép khí sạch đi qua. Còn dòng chất lỏng sau xử lý được trung hòa và xử lý an toàn. Phần nước này được tái chế trở lại quy trình xử lý ban đầu.

2. Những hệ thống công nghệ mới

2.1. Hệ thống hấp thụ dùng chất xúc tác

  • Công nghệ này giống như mô hình xử lý SCR có tác dụng giảm hàm lượng SOx, NOx và thủy ngân bằng cách hấp thụ chất ô nhiễm nhờ chất xúc tác.
  • Chất xúc tác bao gồm nhóm chứa lưu huỳnh – oxy có khả năng tăng cường phản ứng oxy hóa SOx, NOx thành anion SO4 và NO3.
  • Chất xúc tác sau đó sẽ bị giải phóng và tái chế quay trở lại quy trình để lại chất ô nhiễm dạng hóa học thành sản phẩm phụ có lợi sau quá trình oxy hóa.
  • Chất xúc tác được trung hòa bằng amoniac, KOH để kiểm soát sản phẩm phụ như amoni nitrat, amoni sulfat, kali sulfat và kali nitrat.

2.2. Hệ thống hấp thụ tầng chuyển động

  • Công nghệ này có tác dụng thu giữ NOx, SOx, thủy ngân thông qua tầng hấp thụ chuyển động tăng sự tiếp xúc giữa khí thải với than hoạt tính. Khi đó SO2, SO3, NOx và thủy ngân được hấp thụ lên bề mặt cacbon.
  • Amoniac bơm ngược dòng để tăng quá trình phản ứng SO2 và NOx nhờ lớp đệm chuyển động. Khí thải tác động lên bề mặt than đã hoạt hóa giúp kiểm soát tốt hạt bụi.
  • Phần than sau khi hấp thụ được xử lý trong bình tái sinh để thực hiện việc khử NOx thành khí nito và loại bỏ SOx trong dòng khí giàu lưu huỳnh. Còn thủy ngân bị hấp thụ tại nơi tái sinh của than, nơi điều kiện nhiệt độ cho phép tích tụ thủy ngân.
  • Phần than tái sinh còn giúp loại bỏ hạt mịn và tiếp tục được xử lý quay trở lại thiết bị hấp thụ.

Ngoài những công nghệ xử lý khí thải tiên tiến như trên, nếu bạn cần tư vấn thêm nhiều giải pháp khác thì hãy liên hệ ngay với congtyxulynuocthai.vn qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ dịch vụ chi tiết hơn.