Để chọn công nghệ xử lý nước thải cần đáp ứng các tiêu chí nào? Vì sao công nghệ sinh học luôn được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến ở các ngành công nghiệp sản xuất. Khi các tiêu chí xả thải ngày càng nghiêm ngặt đã làm tăng mức độ xử lý nước thải. Cùng công ty xử lý nước thải Hợp Nhất khám phá một số xu hướng công nghệ quan trọng đáp ứng các yêu cầu căng thẳng này nhé!
1. Các yêu cầu về xử lý nước thải
- Yêu cầu mức độ tăng chất dinh dưỡng ngày càng cao, yêu cầu giám giám chặt chẽ các chất ô nhiễm thông thường.
- Giải quyết các sức ép về lưu lượng và tải lượng gia tăng.
- Ngày càng nhiều quy tắc quản lý tách chất rắn và chất thải độc hại.
- Loại bỏ hết vi sinh vật, mầm bệnh, vi khuẩn đảm bảo nước sau xử lý đạt chuẩn.
- Các tiêu chí ngày càng phức tạp liên quan đến điều kiện môi trường, khu vực đông dân cư,…
1.1. Kiểm soát chất dinh dưỡng xử lý nước thải
- Khi xử lý nước thải sinh hoạt hay công nghiệp đều yêu cầu phải xử lý photpho. Và quá trình khử chất dinh dưỡng sinh học (BNR) ngày càng được dùng phổ biến trong những năm gần đây.
- Công nghệ ngày càng được cải tiến quy trình hiệu quả hơn, đáng tin cậy hơn và thích nghi với đặc tính nước thải hơn.
1.2. Yêu cầu về tách chất rắn trong xử lý nước thải
Trong các quy trình xử lý nước thải, lưu lượng cao nhất thường chứa nồng độ chất ô nhiễm cao nên vượt các giới hạn xả thải. Vì thế cần loại bỏ chất lơ lửng một cách hiệu quả để phù hợp với các tiêu chí xả thải.
Việc lưu giữ nước đòi hỏi diện tích mặt bằng đáng kể và chi phí vận hành hệ thống khá cao.
- Việc lưu giữ thường gây ra các vấn đề về mùi, yêu cầu kích thước hệ thống xử lý lớn. Cách xử lý ối ưu nhất thường dùng hóa chất đông tụ vào nước thải để tách chất rắn bằng trọng lực nhờ thiết bị xử lý sơ cấp.
- Không gian xử lý là quan trọng nhất vì có thể áp dụng các quy trình keo tụ với liều lượng chất đông tụ hóa học và lắng để chất rắn lắng nhanh hơn. Người ta thường dùng bùn lắng để tái chế thành sản phẩm phụ phục vụ cho các mục đích khác.
- Xử lý nước đòi hỏi phải loại bỏ chất đông tụ, chất rắn, chất ô nhiễm vi sinh, sản phẩm phụ khử trùng, bông cặn.
- Khi hệ thống xử lý nước thải muốn mở rộng cần ứng dụng phương pháp keo tụ và tuyển nổi không khí hòa tan. Điều này cho phép trang bị thêm các bể hiện có để tăng công suất hoặc thêm nhiều giải pháp xử lý như ozon hóa.
- Người ta dùng phương pháp lắng floc để xử lý nước bề mặt kết hợp cùng tuyển nổi càng làm tăng khả năng lắng nước.
2. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
Ngoài các công nghệ khác, xử lý sinh học bằng màng cố định ngày càng ứng dụng phổ biến với 2 loại dưới đây.
2.1. Bùn hoạt tính tích hợp màng cố định (IFAS)
- Sử dụng giá thể nhựa giữ lại trong bể sục khí để tăng khả năng chứa bùn.
- IFAS ngày càng cải tiến để đạt được mức độ nitrat hóa phù hợp với từng mức độ xử lý.
- Kết hợp cùng quá trình sinh học chuyển động màng MBBR. So với quy trình xử lý sinh học truyền thống thì MBBR tạo ra môi trường sống lý tưởng hơn đối với vi sinh vật.
2.2. Bộ lọc sinh học sục khí (BAF)
- Sử dụng phương tiện lọc cố định để thay thế việc không cần thiết của bể lắng nhằm hỗ trợ sự phát triển sinh học tối ưu.
- BAF thường được thiết kế theo từng giai đoạn riêng biệt để loại bỏ cacbon, nitrat hóa và khử nito.
- Ngoài nước thải, bộ lọc hoạt tính sinh học còn dùng để xử lý nước uống để giảm các chất hữu cơ phân hủy sinh học, vi khuẩn gây bệnh. Hệ thống không cần sục khí mà dùng ozone để kích hoạt chất ô nhiễm. Hoặc giai đoạn xử lý hạ nguồn dùng than hoạt tính hoặc antraxit trên bề mặt tăng trưởng.
- Nhờ bộ lọc này mà giảm đáng kể lượng chất phân hủy sinh học, giảm liều lượng khử trùng và giảm hình thành các sản phẩm phụ halogen hóa.
Áp lực về nguồn thải khổng lồ càng thúc đẩy việc tìm kiếm công nghệ xử lý yêu cầu ít không gian, giảm phát thải, tự động hóa, giảm chi phí đầu tư ban đầu, hiệu quả xử lý cao, đáng tin cậy để giảm chất thải ô nhiễm thấp.
Quý doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc muốn tìm hiểu các gói dịch vụ như vận hành, cải tạo, nâng cấp, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn thông tin chi tiết hơn.
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp