Nước thải thực phẩm và nông nghiệp phát sinh từ các quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm, nông sản với cường độ, bản chất ô nhiễm từ các thành phần trong nước thải gây ra nhiều hậu quả về kinh tế và môi trường. Chỉ khi hiểu rõ về đặc tính nước thải cho phép các cơ sở quyết định đến phương pháp xử lý nước thải hiệu quả và tiết kiệm hơn. Dưới đây chúng ta cùng phân tích một số đặc điểm của loại nước thải này.
1. Đặc trưng của nước thải thực phẩm và nông nghiệp
Trong nước thải ngành thực phẩm và nông nghiệp có một số đặc điểm như sau:
Thông số pH
- Điều kiện phát triển đối với quần thể vi sinh vật sử dụng trong xử lý nước thải sinh học.
- pH thay đổi tùy thuộc vào loại nguồn thải như điều kiện môi trường, thời gian lưu giữ nước quyết định đến chất lượng và phân hủy chất thải hữu cơ như sự phát triển của các hợp chất amoniac.
Hàm lượng chất rắn
- Chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan lắng xuống đáy hoặc nổi lên trên bề mặt dù hàm lượng như thế nào cũng ảnh hưởng nguồn tiếp nhận.
- Dầu mỡ trôi nổi có xu hướng làm tắc nghẽn đường ống, bám dính trên bề mặt vật liệu. Chúng dễ bị oxy hóa sinh ra mùi hôi khó chịu. Vì thế phải xử lý nước thải dầu mỡ bằng nhiều phương pháp khác nhau.
- Chất rắn hòa tan chủ yếu phát sinh từ các lĩnh vực chế biến sữa, nuôi trồng thủy sản,… vì thế phải sử dụng kỹ thuật xử lý và phục hồi tài nguyên.
Nhiệt độ
- Yêu cầu đối với nguồn nước thải xả thải vào nguồn tiếp nhận không được vượt quá 2 – 3 độ C nhiệt độ môi trường để duy trì hệ thống thủy sinh.
- Nhiệt độ trong nước thải không quá cao trước khi xử lý sinh học.
Mùi nước thải thực phẩm và nông nghiệp
- Mùi hôi không phải chất gây ô nhiễm nhưng với nồng độ cao, kéo dài trong thời gian lâu cũng tác động đến hệ thống XLNT.
- Nước thải chứa lượng chất hữu cơ dễ phân hủy thành amin bay hơi amoniac, hydrosunfua.
Các thông số xử lý sinh học
- Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải thực phẩm và nông nghiệp rất lớn và phức tạp, người ta sử dụng các thông số XLNT sinh học để phân loại chất hữu cơ như COD, BOD để ổn định hàm lượng chất thải.
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): ước tính mức độ chất hữu cơ cần thiết cho quá trình oxy hóa chất hữu cơ từ chuyển hóa hiếu khí của cộng đồng vi sinh vật.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): ước tính tổng hàm lượng chất hữu cơ dựa vào quá trình oxy hóa hóa học chất hữu cơ như oxy hóa bằng pemanganat và kali dicromat.
- Tổng cacbon hữu cơ (TOC): dựa vào quá trình đốt cháy chất hữu cơ thành CO2 và nước.
- Nito và photpho: chất dinh dưỡng cho sinh vật nhưng nếu dư thừa dẫn đến sự phát triển của tảo ở nguồn tiếp nhận ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái. Nhiều HTXLNT sử dụng công nghệ tiên tiến để giảm bớt nồng độ nito, photpho trong nước thải.
2. Một số vấn đề XLNT thực phẩm và nông nghiệp
Vấn đề quan trọng nhất là dựa vào khối lượng nước thải hàng ngày và cường độ của nước thải. Hậu quả môi trường trong việc loại bỏ không đầy đủ chất ô nhiễm gây ra những thay đổi đáng kể đối với hệ sinh thái ngày càng nghiêm trọng.
Nếu nước thải chưa được xử lý phù hợp thải ra nguồn tiếp nhận (sông, suối) gây ra những ảnh hưởng vì chất thải bị phân hủy sinh học, tiêu thụ hết oxy. Nếu tình trạng này được duy trì trong thời gian dài, sự cân bằng của sinh thái của dòng chảy bị xáo trộn. Việc cạn kiệt oxy trong những vùng nước làm phát sinh mùi hôi khó chịu.
Đối với những lý do này thì điều quan trọng phải phát triển các kỹ thuật, hệ thống quản lý nước thải tiết kiệm và khả thi về mặt kỹ thuật, tuân thủ quy định và chính sách môi trường hiện hành.
Nước thải từ các quá trình chế biến thường khác nhau về lưu lượng và chất lượng, nếu như nước thải trong chế biến rau củ có cường độ thấp thì nước thải ngành chăn nuôi lại có cường độ cao. Sự khác biệt này sẽ làm cơ sở để lựa chọn hệ thống xử lý và triển khai theo đúng loại nước thải cần xử lý.
Trên đây là một số thông số liên quan đến nước thải thực phẩm và nông nghiệp mà bạn cần nắm rõ để tối ưu hóa quy trình XLNT. Nếu như bạn cần tìm đơn vị xây mới hệ thống XLNT trong lĩnh vực này thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ thông tin chi tiết hơn.