Mục đích của việc phát triển nền kinh tế tăng trưởng xanh là để tạo ra nhiều cơ hội và cải thiện cuộc sống con người theo những cách phù hợp với sự tiến bộ cũng như cải thiện môi trường và xã hội.
Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất sẽ chia sẻ tới bạn đọc chi tiết về hướng phát triển nền kinh tế này!
Sự thay đổi cho một nền kinh tế xanh bền vững
Vì sao cần thay đổi?
Trong nhiều năm qua, các mô hình kinh tế truyền thống không ngừng được đổi mới nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, tổn thất đa dạng sinh học, khan hiếm nước,… qua đó cũng giải quyết những thách thức kinh tế và xã hội.
Việc chấm dứt nghèo đói phải đi đôi với chiến lược dài hạn trong tăng trưởng kinh tế cũng như cân bằng các nhu cầu xã hội khác như giáo dục, y tế, việc làm, ô nhiễm môi trường và khí hậu thay đổi.
Với sự ra đời của nhiều chính sách môi trường, quy định nghiêm ngặt áp dụng đối với khí thải và nước thải đều tập trung cào các nguồn ô nhiễm cố định, những nguồn dễ giám sát và điều chỉnh (chủ yếu các nhà máy công nghiệp).
Mục tiêu của tăng trưởng xanh
Thời gian gần đây, thách thức về môi tường ngày càng tăng cao vì xuất hiện nhiều nguồn phân tán tại nhiều khu vực rộng lớn hơn. Để giải quyết vấn đề này, người ta thay thế giải pháp mới thông qua nền kinh tế với giá trị sản phẩm, nguyên liệu và tài nguyên được duy trì tốt. Điển hình nhiều doanh nghiệp khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng sản phẩm tại chỗ.
Những đổi mới như tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, vật liệu trong quá trình sản xuất là yếu tố then chốt chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Vì thế cần đổi mới công nghệ chứ không chỉ cải thiện hiệu quả sản xuất. Việc phát triển các công nghệ mới như giám sát phát thải chi phí thấp cần được thúc đẩy nhưng phải có kế hoạch thay đổi phù hợp khi mà các công nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn còn được sử dụng rộng rãi.
Tăng cường phát triển nền kinh tế tăng trưởng xanh
Tăng trưởng xanh là quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo việc cung cấp tài nguyên và dịch vụ môi trường chất lượng và linh hoạt. Tiềm năng đó bao gồm dịch vụ hỗ trợ làm cho không khí và nước sạch, sự đa dạng sinh học có thể phục hồi hỗ trợ sản xuất lương thực và sức khỏe con người. Để làm được điều này cần thúc đẩy đầu tư và đổi mới nền tảng cho tăng trưởng bền vững và tạo ra nhiều cơ hội kinh tế mới.
Vai trò của tăng trưởng xanh
Nhiều nước hướng đến việc xây dựng các chính sách tăng trưởng xanh nhằm cải cách cơ cấu thúc đẩy phát triển nền kinh tế mạnh mẽ, bền vững hơn. Trong đó, phải kể đến:
- Nâng cao năng suất bằng cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn, giảm lãng phí và tiêu thụ năng lượng. Đồng thời phải mở ra nhiều cơ hội đổi mới, tạo ra nhiều giá trị cao.
- Mở ra thị trường mới bằng các kích thích nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ và công nghệ xanh.
- Củng cố nguồn tài chính nhờ chính sách như thuế xanh, loại bỏ khoản trợ cấp có hại đối với môi trường. Nhờ vậy mà nhiều nước cải thiện nhu cầu sống, chống đói nghèo, sử dụng dịch vụ trong cấp nước và vệ sinh an toàn hơn.
- Giảm thiểu rủi ro do tắc nghẽn tài nguyên cùng các tác động môi trường gây tổn hại đến nền kinh tế.
Các chiến lược tăng trưởng xanh cần được điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với từng quốc gia. Họ sẽ phải xem xét cẩn thận các chiến lược quản lý tài nguyên, khai thác tốt nhất, giải quyết tình trạng sức khỏe kém liên quan đến suy thoái môi trường cùng với ứng dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại hơn.
Đối với các nước thu nhập thấp thì chính sách tăng trưởng xanh làm giảm các rủi ro môi trường và tăng cường các chính sách phát triển kinh tế của người nghèo.