Nước thải rỉ rác là vấn đề ô nhiễm hàng đầu hiện nay . Chúng hình thành chất hữu cơ, vô cơ và không hòa tan từ quá trình vật lý, hóa học, thủy phân và lên men. Làm sao để xử lý nước thải ô nhiễm này?
Nước ngầm là nguồn cấp nước thuận tiện. So với nước bề mặt, nước này thường chứa ít mầm bệnh và không bị ảnh hưởng từ tác động nước bề mặt. Nước ngầm đóng vai trò quan trọng cho các dòng chảy trong thời kỳ khô hạn và duy trì nhiều ao/hồ, vùng đất ngập nước.
Ô nhiễm nước ngầm từ nước rỉ rác
Nồng độ pH tầng chứa nước bị ô nhiễm có tính axit yếu. Nó có độ dẫn điện cao nhưng hàm lượng oxy hòa tan thấp. Bicacbonat là mối đe dọa lớn đối với chất lượng nước ngầm, người ta thường tìm thấy mangan, sunfat, amoni, nitrat, tổng nito, TOC, kali, natri, canxi, magie, sắt và clorua.
Còn nitrit và photpho có mặt ở nồng độ thấp hơn. Đối với kim loại nặng thì người ta tìm thấy hàm lượng kẽm, chì, cadimi, crom, thủy ngân.
Đối với bãi chôn lấp phát sinh nước ngầm có yêu cầu thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm linh hoạt, phải tính đến khả năng thay đổi điều kiện môi trường, chi phí cũng như các giải pháp thay thế hấp dẫn về mặt môi trường và kinh tế.
Sử dụng hệ thống hấp thụ tự nhiên
Cần kết hợp nhiều công nghệ với nhau để loại bỏ hết chất dinh dưỡng dùng để xử lý nước thải rỉ rác ô nhiễm và khắc phục nguồn nước ngầm. Nổi bật là các phương pháp hấp thụ trong thiết kế và hệ thống tự nhiên không chỉ đạt yêu cầu khử chất dinh dưỡng mà còn hiệu quả với nhiều chất ô nhiễm khác như kim loại nặng, mầm bệnh, thuốc trừ sâu, độc tố,…
Sự hấp thụ rất quan trọng đối với việc khử photpho. Bên cạnh đó, một lớp màng sinh học hình thành trên bề mặt cho phép vi khuẩn khử nito. Những nỗ lực trong việc loại bỏ amoniac, nitrit, nitrat và photpho bằng cách dùng cát, sỏi, zeolite, lưu huỳnh, đá vôi,… được coi là các vật liệu đa chức năng thường ứng dụng cho các hệ thống tự nhiên.
Ngoài ra, các môi trường hấp thụ xanh cũng được chứng minh cung cấp môi trường thuận lợi để khử chất dinh dưỡng, cải thiện các quá trình lý hóa và sinh học.
Các nguồn chất hữu cơ trong môi trường sẽ thủy phân chuyển N hữu cơ dạng hạt thành N hữu cơ hòa tan. Các quá trình amon hóa lần lượt giải phóng amoniac, hoặc chúng bị đất sét hấp thụ trong các bộ lọc sinh học.
Khử không khí độc hại từ nước rỉ rác
Ngoài nước thải, ô nhiễm không khí cũng là mối quan tâm đặc biệt tại các bãi rác hoặc ao/hồ sục khí. Hệ thống thu gom rất dễ tạo ra các chất ô nhiễm không khí.
Do đó cần xử lý nước ngầm bằng cách lọc than hoạt tính và tạo bọt khí. Thiết kế hệ thống cho phép nước ngầm nhỏ giọt chứa đầy vật liệu thấm tiếp xúc trực tiếp với luồng không khí đi lên.
Lọc nước ngầm đòi hỏi phải bơm nước đi qua vật liệu than hoạt tính dạng hạt để giữ lại chất gây ô nhiễm. Trong quá trình sủi bọt, không khí bơm vào nước ngầm để làm thoáng nước.
Bố trí thêm hệ thống thông gió trong đất kết hợp với hệ thống phun không khí để hút hơi. Khi đó, các chất ô nhiễm dạng khí sẽ được xử lý trong quá trình tách khí.
Vai trò của quần thể VSV
Tăng cường hoạt động của VSV xử lý chất hữu cơ dễ bay hơi VOC (benzene, vinyl clorua) trong chất thải. Trong bất kỳ hệ thống sinh học nào, màng sinh học của VSV được nuôi cấy trong môi trường xốp. Không khí chứa VOC đi qua môi trường hoạt tính, vi khuẩn phân hủy các hợp chất thành chất đơn giản hơn như CO2, CH4 và H2O.
Sự khác biệt giữa hệ thống lọc sinh học và hệ thống nhỏ giọt là cách vi khuẩn tương tác với chất thải. Cần kiểm tra môi trường của vật liệu, nhất là các vấn đề như sự phân hủy sinh học không hoàn toàn, sự hiện diện các chất gây độc khi vi sinh, nồng độ axit hữu cơ lớn và giá trị pH quá thấp hoặc quá cao.
Cần kiểm tra hệ thống thường xuyên để tránh hiện tượng sốc tải, chứa nhiều bụi, dầu mỡ hoặc các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng vật liệu.
Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong các dự án xử lý nước thải!