Tiềm năng phát triển của khu vực miền Trung

Khu vực miền Trung đang sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ bởi các dự án đầu tư, tài nguyên dồi dào cũng như các hình thức du lịch đa dạng.

Để bắt kịp với các khu vực khác, duyên hải miền Trung đang tập trung khai thác nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế và đẩy mạnh tiềm năng du lịch.

Dựa vào những điều kiện thuận lợi sẵn có, việc tăng cường các dự án đầu tư, mở rộng nhu cầu du lịch đã thu hút nhiều cơ hội đầu tư trong và ngoài nước. Thậm chí nhận được sự quan tâm của các nước như Hàn Quốc, Singapore, Malaisia, Trung Quốc,…

Tiềm năng phát triển dự án đầu tư lớn

Cơ hội phát triển mới

  • Các tỉnh khu vực Miền Trung có nhiều lợi thế quan trọng để tập trung phát triển hoạt động công nghiệp như vị trí địa lý, giao thông, cảng biển, đường sắt, hàng không với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
  • Các khu vực kinh tế trọng điểm như Dung Quốc (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chu Lai (Quảng Nam), Vân Phong (Khánh Hòa),… xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển kinh tế trọng điểm.
  • Tất cả các dự án tạo nên bức tranh kinh tế sôi động gắn liền vói tầm nhìn dài hạn, tư duy mới, sáng tạo và khai thác triệt để tiềm năng đưa miền Trung không ngừng phát triển hơn.

Xuất hiện nhiều ngành nghề nổi bật

  • Để xây dựng các đô thị văn minh, hiện đại cần ưu tiên tập trung vào nhiều lĩnh vực công nghệ cao, thu hút nhiều chất xám như lọc hóa dầu, hóa chất, khai thác khoáng sản, may mặc, vận tải biển,..
  • Tập trung phát triển nhiều công nghệ sạch, nông lâm thủy sản, y tế, vi điện tử, cơ điện, công nghệ môi trường.
  • Để tăng cường phát triển dài hạn theo kịp với tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhiều khu vực bắt đầu phát triển thêm nhiều lĩnh vực tiềm năng mới như khai thác, chế biến dầu khí, thép, xi măng, da giày, sản phẩm điện tử,…

Tiềm năng phát triển của khu vực miền Trung

Những ảnh hưởng từ các dự án đầu tư

  • Tầm nhìn đến năm 2030, tốc độ phát triển các khối ngành công nghiệp sẽ có bước tăng vọt, chiếm tỷ trọng GDP cao. Nhưng với tốc độ phát triển này đã tạo ra sức ép và gánh nặng đến môi trường.
  • Khối lượng chất thải gồm nước thải, khí thải công nghiệp với lưu lượng ngày càng lớn, nồng độ, thành phần cao tác động rất lớn đến môi trường xung quanh.
  • Cần ưu tiên đẩy mạnh thu hút các ngành nghề/lĩnh vực áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Tiềm năng phát triển ngành du lịch biển

Tiềm năng về nguồn tài nguyên dồi dào

  • Bề dày lịch sử văn hóa, điều kiện tự nhiên dồi dào giúp cho khu vực miền Trung thu hút sự chú ý của nhiều người. Đây cũng là cơ hội để phát triển ngành du lịch hấp dẫn, thu hút và đặc sắc.
  • Sở hữu nhiều bãi biển đẹp, dài và rộng, từ thế mạnh nhiều đảo, bán đảo cho đến hệ sinh thái đa dạng, phong phú càng làm nổi bật vẻ đẹp vừa hoang sơ vừa bảo tồn, truyền bá các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời.
  • Chỉ trong vòng 10 năm, khác du lịch tập trung tăng cao đáng kể. Với tiềm năng nổi bật về tài nguyên thiên nhiên, du lịch biển, đảo làm xuất hiện ngày càng nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng.

Tiềm năng về sự đa dạng của hình thức du lịch

  • Nghỉ dưỡng – tắm biển.
  • Thể thao giải trí như câu cá, lặn biển, du thuyền, lướt ván.
  • Tàu biển, nghiên cứu khoa học.
  • Du lịch sinh thái kết hợp với hoạt động khám khá đời sống người dân, cộng đồng khu dân cư.
  • Nổi trội nhất là du lịch biển đảo.

Những ảnh hưởng từ hoạt động du lịch

  • Giảm sức ép khai thác tài nguyên quá mức, ứng dụng nhiều giải pháp, kỹ thuật xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nguồn nước cao.
  • Kiến tạo và tăng độ nhận diện các giá trị sinh học thông qua các hoạt động xây dựng nhân tạo như công viên, vườn quốc gia, khu vực nuôi động vật,…
  • Tạo ra các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ cao, hạn chế gây ô nhiễm bằng cách xây dựng các giải pháp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ thành khu du lịch biển.
  • Góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động địa phương.
  • Góp phần bảo tồn, nâng cao giá trị di sản, văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán,… thông qua các hoạt động du lịch.

Tác động từ các hoạt động du lịch

  • Việc phát triển du lịch làm gia tăng áp lực về chất thải đến môi trường như tăng nguồn nước thải sinh hoạt ô nhiễm từ khách du lịch.
  • Khi ngành du lịch mở rộng khiến quỹ đất xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng tại nhiều khu vực ngày càng hạn chế.
  • Khi du lịch phát triển quá nhanh làm tăng tác động từ con người đến tài nguyên thiên nhiên làm thay đổi hình thái môi trường, suy giảm khả năng phát triển du lịch hoặc các khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để biết thêm nhiều tin tức môi trường khác!