Lọc sinh học kỵ khí và thảm thực vật là hai phương pháp khá phổ biến trong xử lý nước. Làm sao để kết hợp 2 cách này để hệ thống đạt công suất tốt nhất? Cùng hethongxulynuocthai tìm hiểu hệ thống này!
Chất hữu cơ chiếm thành phần nhiều nhất trong nước thải sinh hoạt. Ngoài những hệ thống được xây dựng hoàn chỉnh, có không ít khu vực thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà chưa được xử lý.
Vì thế, để đảm bảo chất lượng nguồn nước cần tìm ra biện pháp xử lý thích hợp về hiệu quả kinh tế. Và để thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tối ưu nhất, người ta thường kết hợp 2 phương pháp xử lý gồm lọc kỵ khí kết hợp cùng thảm thực vật.
Phương pháp XLNT bằng lọc sinh học kỵ khí
Cấu tạo
- Là những bể kín, chứa nhiều vật liệu lọc có bám dính VSV trong nước.
- Vật liệu lọc chủ yếu sỏi, than đá, hạt nhựa với nhiều hình dạng khác nhau. Chúng phải phù hợp với công suất hệ thống, khả năng khử COD, chất ô nhiễm,…
- Chất hữu cơ trở thành thức ăn của VSV để hình thành CH4 và nhiều chất khí khác. Những hợp chất hữu cơ như protein, chất béo, cacbon hydrat, cenllulose, lignin,…
- Phần khí phát sinh sẽ được thu hồi từ hệ thống khác.
Nguyên tắc hoạt động
- Bao gồm nhiều quá trình sinh hóa xảy ra trong cùng thể tích bể.
- Vi khuẩn kỵ khí sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thiếu ôxy với loại vi khuẩn đặc thù như polysaccarit để tạo ra lớp màng nhầy bên ngoài.
- Màng sinh học giúp vsv tiếp xúc với chất hữu cơ dễ phân hủy thành CO2 và H2O. Màng này không ngừng gia tăng và phát triển sinh khối.
- Bên cạnh việc oxy hóa chất ô nhiễm, màng sinh học còn có chức năng khử NH3, NO2, NO3 và H2S.
Các yêu tố ảnh hưởng đến lọc sinh học kỵ khí
- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy chất hữu cơ, nhiệt độ quá thấp kìm hãm sự phát triển VSV và nhiệt độ tăng thì tốc độ phân hủy chất hữu cơ cũng tăng theo.
- pH: quá trình lọc kỵ khí diễn ra chủ yếu trong khoảng pH từ 6,6 – 7,6.
- Độ kiềm: độ kiềm lý tưởng nhất là 1000 – 5000 mg/l.
- Chất dinh dưỡng: quá trình lọc kỵ khí phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chất hữu cơ như Na, P, K và Ca.
Xử lý bằng thảm thực vật
Thực vật thủy sinh được ứng dụng nhiều nhất, người ta dùng chúng để làm phân bón, làm thức ăn gia súc, tạo cảnh quan và vai trò lớn nhất là xử lý nước thải. Đặc điểm của những loài thực vật thủy sinh là sống nổi trên mặt nước, thân xốp, rễ chìm. Một số loài thủy sinh phổ biến nhất như bèo, thủy trúc, sậy,…
Vai trò của thảm thực vật
- Chịu được môi trường ngập nước vì diện tích bề mặt lớn nên chúng hấp thụ tốt nhiều chất cặn lơ lửng.
- Đóng vai trò như các giá thể làm nơi dính bám của vsv phân giải nhiều hợp chất để làm sạch nguồn nước.
- Các loài thực vật này cần nguồn chất dinh dưỡng, nitơ và photpho để phát triển, nên bản thân chúng chứa nhiều dinh dưỡng.
- Thông thường, đặc trưng của các loài thực vật này sống thành từng cụm nên dòng nước ít bị xáo trộn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng nhiều chất khác nhau.
- Nhiều loài thực vật còn có khả năng giảm hàm lượng kim loại nặng, hấp thụ và tích lũy amoni trong nước tốt.
- Ngoài ra, thủy sinh còn tăng đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan và tận dụng cho nhiều mục đích khác.
Kết hợp lọc sinh học kỵ khí và thảm thực vật
- Hiệu suất lọc nước thải từ phương pháp lọc kỵ khí tương đối cao. Để tăng chất lượng làm sạch, thì việc kết hợp xử lý bằng thảm thực vật giúp giảm bớt chi phí liên quan đến lắp đặt các hệ thống xử lý.
- Phương áp có ưu điểm đơn giản và tiết kiệm chi phí vận hành.
- Lượng bùn dư sinh ra ít hơn.
- Có thể kết hợp cùng nhiều công trình xử lý khác
- Việc sử dụng thảm thực vật còn tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường và ổn định.
- Áp dụng mô hình này cho nhiều nguồn thải khác nhau như nước thải chăn nuôi, làng nghề và thực phẩm.
Quý KH cần tư vấn thêm nhiều quy trình xử lý nước thải thì liên hệ ngay Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!