Quá trình keo tụ tạo bông trong xử lý nước thải

Quá trình keo tụ tạo bông là tương đối phổ biến để xử lý một số nguồn nước thải, chúng giúp loại bỏ một số thành phần chất ô nhiễm như: Asen, Flo; Photpho;…

Quá trình keo tụ tạo bông trong xử lý nước thải

1. Quá trình keo tụ tạo bông

Việc kiểm soát ô nhiễm tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các khu vực đô thị lớn đã hoàn thành hệ thống thoát nước thải nhưng vẫn chưa tiến tới bước xử lý nước thải tập trung. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đầu tư trong các phương pháp xử lý nước thải sinh học hoàn chỉnh nhưng lại tốn nhiều chi phí trong công nghệ bùn hoạt tính.

Như vậy việc bổ sung hóa chất keo tụ vào bể lắng sơ cấp hoặc các quá trình tách vật lý chuyên dụng là cách giảm tải các vấn đề xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Việc chuyển chất keo tụ từ ngăn này sang ngăn khác, từ bể lắng, bể tuyển nổi phải được thực hiện để ngăn ngừa sự phá vỡ của các bông cặn đã hình thành trước đó.

Keo tụ – tạo bông từ lâu đã trở thành thuật ngữ quen thuộc và không thể thiếu trong các giải pháp xử lý nước thải. Trước đây con người đã biết ứng dụng keo tụ để xử lý nước thải thành nước uống bằng cách sử dụng phèn chua làm chất keo tụ.

Còn ngày nay, keo tụ vẫn là quy trình thiết yếu trong toàn bộ quá trình XLNT. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của keo tụ khi nó có thể loại bỏ photpho hóa học, giảm chất rắn lơ lửng cùng tải trọng hữu cơ từ bể lắng sơ cấp. Do đó, bài viết hôm nay sẽ được Hợp Nhất đi sâu tìm hiểu về tác dụng khi xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ.

2. Những lợi ích của quá trình keo tụ tạo bông

Dưới đây là 5 lợi ích thường gặp của quá trình keo tụ tạo bông trong xử lý nước thải.

2.1. Làm chất keo tụ

Đối với chất keo tụ được chia thành 2 loại chính gồm nhôm (sunfat, clorua và natri aluminat) và sắt (sunfat, clorua và sunfat clorua). Khả năng của 2 chất keo tụ này có thể hình thành phức hợp tích điện với đặc tính hấp phụ tăng cường.

Ngoài ra một chất keo tụ cũng sử dụng phổ biến hiện nay đó chính là polyme. Ưu điểm của polyme là chúng có thể hoạt động trong phạm vi pH rộng và nhiệt độ nước thô, liều lượng ứng dụng xlnt thấp, ít dư lượng hóa chất và lượng clorua hoặc lượng dư kim loại thấp hơn.

Vậy polyme là gì? Polyme thường dùng trong keo tụ không chứa nhiều độc tố, dễ phân hủy trong môi trường thông thường. Bên cạnh đó, người ta lại chuộng sử dụng polyme tổng hợp hơn vì chúng có vai trò làm chất kết bông với mức độ kiểm soát hiệu quả hơn.

2.2. Loại bỏ chất hữu cơ tự nhiên

Khi xử lý nước thải thường phát sinh nhiều chất hữu cơ tự nhiên. Chúng có xu hướng gây đục cho nước, chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng, chất hữu cơ, vô cơ và khi chúng phản ứng tạo clo hình thành sản phẩm phụ có khả năng gây ung thư cao.

2.3. Quá trình keo tụ giúp loại bỏ asen

Asen vốn dĩ là nguyên tố độc hại và nếu tiếp xúc lâu dài nó sẽ gây hại đối với sức khỏe con người. Hiện nay có rất nhiều công nghệ khác nhau để loại bỏ asen như hấp phụ bằng sắt dạng hạt, hấp phụ bằng nhựa trao đổi ion, hấp phụ bằng alumin hoặc keo tụ sắt sau khi lọc, keo tụ bằng màng lọc thô.

Qua thực tế thì việc loại bỏ asen bằng keo tụ được đánh giá là kinh tế hơn so với các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp khác.

Đối với keo tụ asen thì chất keo tụ sắt thường hiệu quả hơn nhôm. Khi cho chất keo tụ sắt vào nước, chúng sẽ thủy phân thành hydroxit với điện tích dương. Khi đó các As (V) mang điện tích âm bị hấp phụ vào các hydroxit mang điện tích dương trên bề mặt.

2.4. Loại bỏ Photpho hóa học

Trong nhiều trường hợp cần phải loại bỏ Photpho hóa học dư trong nước thải. Để quá trình xử lý diễn ra hiệu quả cần thêm vào các kim loại tăng phản ứng hình thành bông kết tủa.

Mức độ loại bỏ photpho không chỉ phụ thuộc vào chất keo tụ được thêm vào mà còn phụ thuộc vào cách thức tách chất rắn – lỏng được sử dụng. Chất rắn lơ lửng trong nước thải đóng góp rất nhiều vào việc giảm nồng độ photpho.

Khi nồng độ photpho thấp và liều lượng chất keo tụ cao thì dư lượng Photpho chất rắn lơ lửng cũng giảm đi đáng kể. Nguyên nhân là do khi liều lượng kim loại rất cao thì tỷ lệ hình thành hydroxit kim loại sẽ lớn hơn.

2.5. Loại bỏ Fluor

Mặc dù loại bỏ Fluor thường sử dụng các công nghệ hiện đại như hấp phụ và thẩm thấu ngược nhưng trong nhiều trường hợp, keo tụ nhôm lại mang đến kết quả xử lý cao hơn nhiều.

Việc loại bỏ Fluor có sử dụng chất keo tụ thường có chi phí thấp, bị ảnh hưởng mạnh bởi pH và liều lượng nhôm. Nếu liều lượng nhôm cao hơn thường tạo ra lượng nhôm dư thấp hơn vì sự hấp phụ của flo vào các bông hydroxit nhôm thay vì tạo ra các nhôm florua vẫn còn trong dung dịch.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty xử lý nước thải về vai trò của phương pháp keo tụ khi xử lý nước thải ô nhiễm. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

Quý Doanh nghiệp cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tận tình!

gọi nhanh hotline