Vận hành hệ thống xử lý nước cấp

Vận hành hệ thống xử lý nước cấp là công việc quan trọng với vai trò duy trì tính ổn định cùng khả năng loại bỏ hết các thành phần độc hại hiện hữu trong nước cấp. Việc vận hành hệ thống xử lý nước cấp diễn ra như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ làm rõ những vấn đề thắc mắc trên.

Vận hành hệ thống xử lý nước cấp

1. Cách thức vận hành hệ thống xử lý nước cấp

Cũng như các hệ thống để xử lý nước thải, các hệ thống xử lý nước cấp cũng được vận hành định kỳ nhằm đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của hệ thống. Các công việc cần thiết để vận hành hệ thống:

  • Kiểm tra bể trộn, bể phản ứng như các van xả, van đặt ngâm, vách ngăn.
  • Kiểm tra bể lọc như chiều cao vật liệu lọc, tình trạng vật liệu lọc, quan sát độ nhiễm bẩn của vật liệu,…
  • Kiểm tra sau khi rửa vật liệu lọc như tình trạng lớp cát, độ nhiễm bẩn, lấy mẫu cát phân tích độ nhiễm bẩn, kiểm tra tính hao hụt của vật liệu lọc.
  • Kiểm tra thời gian và cường độ rửa lọc để xác định mức độ nhiễm bẩn.
  • Kiểm tra định kỳ bể chứa nước sạch nên phải quan sát bên trong, bên ngoài, van đường ống dẫn nước.
  • Kiểm tra thiết bị pha trộn hóa chất hoặc các thiết bị khác để kịp thời phát hiện những sự cố kỹ thuật và đưa ra phương án xử lý chính xác.

2. Vận hành hệ thống xử lý nước cấp theo quy trình nào?

Hệ thống xử lý nước cấp được thiết kế theo kết cấu phức tạp, được xây dựng và lắp đặt hoàn chỉnh nên được vận hành theo cơ chế dưới đây:

2.1. Bể lắng sơ bộ

  • Đầu tiên nước được thu gom về hồ chứa trước khi đi vào bể lắng sơ bộ.
  • Tại đây nước sẽ tự lắng cặn mà không có bất kỳ sự tác động nào, vì thế mà phần nước sẽ được loại bỏ một phần chất rắn, tạp chất, cặn bẩn kích thước lớn.

2.2. Hệ thống loại bỏ rác

  • Phần nước lắng chưa được loại bỏ hết thành phần nên phải chuyển qua hệ thống lưới lọc với khả năng lọc thô nguồn nước cấp sẵn có.
  • Nước đi qua lưới chắn rác sẽ loại bỏ hết rong rêu, tảo, vi sinh lơ lửng,…

2.3. Bể lắng cát

  • Bể này có tác dụng làm sạch nước cấp, cát đóng vai trò vật liệu lọc có tác dụng loại bỏ hết tạp chất lơ lửng trong nước.
  • Cát còn có khả năng khử nhiều hạt kích thước nhỏ hơn so với việc sử dụng màng lọc nên nó thường được ưu tiên sử dụng trong các hệ thống xử lý nước cấp.

2.4. Bể bố trí màng lọc RO

  • Cho nước đi qua màng lọc bán thấm, điều chỉnh áp suất và nguồn điện phục vụ cho quá trình vận hành hệ thống theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
  • Định kỳ xử lý hiện tượng bám bẩn, tắc nghẽn của màng do các tạp chất trên bề mặt của màng.
quy trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất
Quy trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất

2.5. Bể xử lý hóa chất

  • Sử dụng hóa chất để loại bỏ những thành phần như tảo, vi sinh vật, mầm bệnh còn sót lại hoặc loại bỏ mùi hôi khó chịu trong nước.
  • Việc dùng hóa chất có tác dụng loại bỏ tạp chất kích thước nhỏ hoặc tỷ trọng lớn hơn hơn.

2.6. Bể làm thoáng

  • Làm mềm nước và làm thoáng để khử khí cacbonic và H2S trong nước.
  • Giải pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình oxy hóa các thành phần như sắt, mangan trong nước.
  • Quá trình diễn ra dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình lọc tiếp theo.

2.7. Bể keo tụ – tạo bông

  • Đảm bảo loại bỏ những thành phần cặn lắng có kích thước nhỏ bằng cách dùng hóa chất keo tụ – tạo bông cặn.
  • Từ bông cặn hình thành thì hệ thống lắng cặn cũng được ứng dụng như lắng bằng trọng lực hoặc lực ly tâm.

2.8. Bể khử trùng

  • Dùng clo tiêu diệt hết vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh trong nước.
  • Xử lý tốt các vấn đề liên quan đến độ đục hoặc nước bị nhiễm màu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
  • Nếu nguồn nước chứa nồng độ amoniac cao thì clo sẽ giúp trung hòa nước cấp thành cloramin với tính năng diệt khuẩn hiệu quả.

Nếu Quý Khách hàng cần tìm đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước cấp thì hãy liên hệ ngay với công ty xử lý nước qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ dịch vụ tối ưu nhất.