Các nước phát triển xử lý nước thải đô thị và công nghiệp đến 70% nhưng chỉ có 8% nước thải tại các nước có thu nhập thấp được xử lý đặt ra nhiều vấn đề tồn đọng.
Nỗ lực tìm kiếm nhiều giải pháp xử lý nước thải để biến nước thải thành nguồn thải an toàn, vô hại hơn. Nước thải sẽ được coi là một nguồn tài nguyên quý giá, có thể tạo ra những lợi ích kinh tế khổng lồ mà chưa được khai thác hiệu quả.
Cả thế giới sinh tồn dựa vào nguồn nước sạch vốn có nhưng nếu biết cách sử dụng nước thải sau xử lý thích hợp sẽ khắc phục cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Vì sao nguồn nước sạch ngày càng giảm?
Trong thời kỳ nguồn nước đang không ngừng biến động và cạn kiệt. Các quốc gia phát triển đang kêu gọi toàn cầu chung tay khai thác, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hợp lý nhất.
Với lợi thế các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nước sạch trở nên “đắt đỏ” hơn trong thời kỳ hiện đại hóa – công nghiệp hóa. Trong khi đó, các nước đang phát triển lại đang đối mặt với chuỗi ngày ô nhiễm nguồn nước tồi tệ.
Khi điều kiện sống không đảm bảo, khi ý thức về nạn ô nhiễm môi trường chưa được nâng cao, khi chính sách quản lý chưa phù hợp với quá trình quy hoạch thì ô nhiễm chưa thể được xử lý triệt để trong vài năm tới.
Vòng lẩn quẩn giữa xử lý – xả thải vẫn luôn là câu chuyện chưa đến hồi kết. Ước tính lượng nước thải còn cao hơn nhiều so với nguồn nước sạch bao quanh bề mặt trái đất. Không chỉ vậy, nước ngầm cũng đang bị đe dọa bởi nhiều tác hại do nước thải ô nhiễm gây ra.
Số lượng người không tiếp cận với nước sạch không ngừng tăng cao, khu vực ô nhiễm lan rộng cùng tỷ lệ người mắc phải các bệnh nguy hiểm liên quan đến nước nhiễm bẩn lên đến hàng triệu người.
Vấn đề XLNT tại các nước có thu nhập thấp
Các nước phát triển xử lý nước thải đô thị và công nghiệp đến 70% nhưng chỉ có 8% nước thải tại các nước có thu nhập thấp được xử lý. Trong kế hoạch đến năm 2030 việc cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm ô nhiễm, loại bỏ chất thải độc hại và tăng cường tái sử dụng nước an toàn.
Bên cạnh nước thải làm suy giảm chất lượng nước tự nhiên, tại nhiều nước, người ta bắt đầu xem nước thải thành một giải pháp mới. Cụ thể, nước thải tại các nước đang phát triển trở thành nguồn nước thay thế đáng tin cậy từ mô hình quản lý nước thải như HTXLNT sang tái sử dụng, tái chế và phục hồi tài nguyên.
Nước thải dần được công nhận nguồn năng lượng, chất dinh dưỡng cùng nhiều sản phẩm hữu ích khác tiết kiệm chi phí. Các công nghệ sẵn có được tích hợp song song với quá trình thiết kế hệ thống XLNT để thu hồi năng lượng tại chỗ.
Nhiều công nghệ mới được phát triển nhằm áp dụng vào nhiều quá trình phức tạp như thu hồi nito, photpho; kim loại nặng hoặc thu hồi năng lượng.
Các vấn đề XLNT tại một số khu vực trên thế giới
- Ở châu phi, thách thức chính liên quan đến XLNT là thiếu cơ sở hạ tầng thu gom, xử lý dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
- Ở một số quốc gia Ả Rập, nguồn nước thải được xử lý an toàn ngày càng lớn phù hợp với các kế hoạch quản lý tài nguyên nước.
- Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương lại thiếu nguồn nhân lực và tài chính để hoàn thiện quy định về môi trường. Vì thế mà việc duy trì cơ sở hạ tầng và dịch vụ xử lý nước thải trở thành vấn đề nan giải.
- Ở Ấn Độ có đến 78% nước thải chưa qua xử lý. Một trong những nguyên nhân liên quan đến nhận thức, tập tục văn hóa tín ngưỡng cùng điều kiện thu nhập kinh tế thấp.
- Ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ xử lý nước thải tương đối cao (95%).
- Và tỷ lệ XLNT tại các đô thị Mỹ Latinh, Caribe tăng gấp đôi kể từ thời điểm cuối những năm 1990
Như vậy, khi nước sạch cần được bảo vệ thì xử lý nước thải khá cần thiết và quan trọng nhằm tạo ra nhiều giá trị mới phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững hơn.
Để được tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp và chất lượng, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 hoặc để lại thông tin trên website: congtyxulynuocthai.vn để được hỗ trợ!