Vấn đề tồn đọng tại các ngành công nghiệp sản xuất hiện nay là chúng đều có mức phát khí thải có hàm lượng các chất ô nhiễm độc hại khá cao. Từ quy mô nhỏ đến lớn, hoạt động công nghiệp làm tiêu hao nhiều nguồn tài nguyên quý giá, phát thải hóa chất độc hại và phát sinh nguồn ô nhiễm khổng lồ.
Vấn đề khí thải của các ngành công nghiệp
Để các ngành công nghiệp giảm phát thải chất ô nhiễm như nhà máy đốt rác, nhà máy nhiệt điện hoạt động một cách thân thiện với môi trường. Điều quan trọng cần ứng dụng công nghệ để xử lý khí thải thích hợp với nguồn thải.
Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm kéo dài, cần giảm lượng khí phát thải ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Các thành phần nguy hại như bụi hữu cơ, vô cơ, cacbon monoxide, hydrocacbon, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, oxit nito, lưu huỳnh dioxit, hydro clorua, hydro florua và kim loại nặng.
Mỗi chất ô nhiễm sẽ yêu cầu các yêu cầu xử lý theo nhiều cách khác nhau. Vấn đề chính là cách chọn công nghệ riêng cho từng quy trình, kỹ thuật xử lý khí thải và biện pháp thứ cấp.
Các hệ thống xử lý khí thải hiện nay có sử dụng quá trình khử oxit nito không xúc tác chọn lọc hoặc ứng dụng phương pháp xử lý chuyên biệt. Chúng được dùng cho hệ thống để tách bụi và khí thải, oxy hóa các thành phần khí thải ô nhiễm và dễ cháy. Các quy trình xử lý dạng khí và hơi như ngưng tụ, hấp thụ, hấp phụ, oxy hóa – khử, xử lý sinh học, bộ lọc túi vải, bộ lọc sinh học,…
Vấn đề bất cập khi xử lý
Tính chất nguồn thải
Khác với nước thải, khí thải ở thể khí nên thể tích của nó khá cao và dễ thay đổi nếu nhiệt độ quá thấp/cao. Khí thải rất dễ loãng, chúng lại dễ biến đổi các thành phần hóa học trước khi thải ra ngoài khí quyển. Vì thế mà nhiều hệ thống hoạt động kém hiệu quả vì chưa tính đến tải lượng, nhiệt độ, nồng độ và các điều kiện tác động bên ngoài khác.
Không ít giải pháp xử lý khí thải còn gặp nhiều hạn chế vì tính chất và đặc trưng của nguồn thải ngày càng phức tạp. Các phương pháp thông thường đòi hỏi phải cần được cải tiến, nâng cấp và tích hợp chu trình xử lý chuyên biệt.
Chi phí xử lý nguồn thải
Điều khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại nhất có lẽ là chi phí sửa chữa, nâng cấp và cải tạo sẽ tốn kém hơn. Vì hầu hết những công nghệ này rất dễ gặp sự cố, hư hỏng khiến các quy trình xử lý trong hệ thống thường xuyên bị gián đoạn.
Một hệ thống XLKT phụ thuộc vào nhiều yếu tố để hoàn chỉnh. Một trong những vấn đề mà các công nghệ cũ vẫn chưa thể thích ứng với nguồn thải lớn và mức độ ô nhiễm cao. Những giải pháp trước đây được thiết kế chủ yếu phù hợp với nguồn thải nhỏ, dễ xử lý nên tốn kém nhiều chi phí xử lý.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vận hành chưa đúng quy trình và bảo trì – bảo dưỡng thiết bị không đúng cách. Điều này khiến tuổi thọ, tính ổn định của công trình và chất lượng khí thải sau xử lý chưa đạt.
Hạn chế về công nghệ
Các công nghệ mới có khả năng vừa xử lý bụi vừa xử lý khí thải độc hại thích hợp ứng dụng cho nhiều ngành có tính chất phát thải cao. Mang tính khả thi và giảm thiểu nhiều nguồn ô nhiễm giúp hệ thống thu gom và xử lý triệt để. Khắc phục những nhược điểm các công nghệ truyền thống, những cải tiến và tiến bộ trong việc loại bỏ các thành phần độc hại giúp nhiều người tin tưởng hơn vào các giải pháp này.
Phát thải ô nhiễm nhiều nhất tại các lò đốt chất thải thông thường. Vì thế trong thời gian qua, nhiều đơn vị bố trí lò đốt tương đối hiện đại, quy trình vận hành tự động và tuần hoàn kín trong thiết bị giải nhiệt.
Bằng cách này, nồng độ khí thải trong không khí sẽ giảm đáng kể. Đồng thời, cần tăng cường giám sát, kiểm tra để phân loại dự án có nguy cơ phát thải gây ô nhiễm cao. Sau khi xác nhận hoàn thành các công trình BVMT thì chủ dự án phải vận hành và quản lý hệ thống theo đúng cách.
Liên hệ Congtyxulynuocthai.vn để được hỗ trợ về các giải pháp xử lý môi trường khác!