Nước thải sản xuất từ quá trình chế biến thực phẩm như sản xuất bún, mì ăn liền, thức ăn,… là những chất thải khó quản lý và tốn kém nhất vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, cacbon hữu cơ, nito, photpho, chất rắn lơ lửng, BOD, COD cao. Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin về việc xử lý nước thải sản xuất bún và mì ăn liền.
1. Xử lý nước thải sản xuất bún
Quy trình sản xuất bún thường diễn ra như sau: Gạo > Vo gạo > Ngâm > Nghiền ướt > Tách nước > Nhào trộn > Tạo hình > Luộc > Làm nguội > Bún tươi. Từ quy trình sản xuất này, chúng ta thấy nước thải phát sinh từ các công đoạn như: Vo gạo, ngâm gạo, nghiền ướt. Thành phần nước thải sản xuất bún chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, COD, BOD, TSS, N, P,… vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Chưa kể, tồn tại lâu ngày, nước thải sản xuất bún còn bốc mùi hôi thối. Vì thế cần tìm công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng nước đầu ra, hiệu quả xử lý cao, chi phí vận hành thấp, ít tốn chi phí đầu tư.
Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải sản xuất bún:
Quy trình xử lý
Để xử lý nước thải sản xuất bún, có thể áp dụng sơ đồ công nghệ như sau: Nước thải > Bể lắng > Bể xử lý kỵ khí > Bể xử lý thiếu khí > Bể xử lý hiếu khí > Bể lắng 2 > Bể khử trùng > Nước đầu ra
Thuyết minh quy trình
Để xử lý nước thải sản xuất bún, người ta sử dụng phương pháp hầm biogas để xử lý hợp chất hữu cơ nồng độ cao, thu hồi khí sinh học làm nhiên liệu đốt. Công trình hầm biogas hoạt động ở giai đoạn đầu. Trong điều kiện yếm khí vi khuẩn phân hủy chất ô nhiễm nhằm giảm tải lượng chất thải cho các công trình phía sau.
Tiếp theo, nước thải được xử lý lý – hóa trước khi đi qua giai đoạn xử lý sinh học. Xử lý hiếu khí chủ yếu tăng trưởng dính bám kết hợp cùng quá trình sinh trưởng lơ lửng có sục khí. Nhờ quá trình oxy hóa chất hữu cơ từ quần thể VSV mà vi khuẩn được tổng hợp thành tế bào mới và phân hủy chất thải.
- Hố thu gom + song chắn rác: Đầu tiên, nước thải được dẫn về hố thu gom và loại bỏ rác có kích thước lớn.
- Bể lắng 1: Nước thải sản xuất bún có chứa một lượng lớn tinh bột nên cần được đưa về bể lắng để lắng bột, cặn lơ lửng, chất hữu cơ hòa tan trước khi vào các công đoạn xử lý phía sau.
- Bể xử lý kỵ khí (yếm khí): Tiếp theo là nước thải được xử lý kỵ khí, tại đây các chủng vi sinh vật kỵ khí sẽ hoạt động và phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện không có khí oxy. Quá trình phân hủy kỵ khí thực chất là quá trình diễn ra hàng loạt các phản ứng sinh hóa mà sản phẩm tạo ra là các loại khí như H2, N2, CO2, CH4,… trong đó khí CH4 (khí metan) là phổ biến nhất. Kết thúc quá trình này, nước thải được đưa đến bể xử lý thiếu khí.
- Bể xử lý thiếu khí: Bể xử lý thiếu khí có vai trò loại bỏ nitơ, photpho và một phần BOD, COD trong nước thải thông qua quá trình khử nitrat.Trong bể thiếu khí được trang bị hệ thống khuấy trộn với tốc độ nhẹ nhằm đảm bảo môi trường phù hợp cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển. Sau quá trình xử lý tại bể thiếu khí, nước thải được đưa qua bể xử lý hiếu khí.
- Bể xử lý hiếu khí: Tại bể bùn hoạt tính hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển ở dạng lơ lửng và diễn ra quá trình phân hủy khi nước thải tiếp xúc với bùn vi sinh ở điều kiện được sục khí liên tục. Việc sục khí liên tục nhằm đảm bảo cung cấp khí oxy cho vi sinh vật hoạt động, bùn hoạt tính luôn duy trì ở trạng thái lơ lửng.
- Bể lắng 2: Lắng cặn và tách nước, bùn sinh học lắng xuống đáy bể và một lượng được bơm tuần hoàn trở về bể xử lý sinh học để duy trì mật độ sinh khối, phần nước sau khi lắng được đưa về bể khử trùng.
- Bể khử trùng: Để đảm bảo các vi khuẩn, vi sinh vật trong nước thải được loại bỏ, người tai sẽ châm một lượng hóa chất khử trùng vào bể. Hóa chất khử trùng có thể là Chlorine, Clo, nước Javen,…
- Cuối cùng, nước thải sau quá trình xử lý đạt tiêu chuẩn quy định và có thể xả vào nguồn tiếp nhận.
2. Xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền
Để tạo một sản phầm mì ăn liền thành phẩm, quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn như: Bột mì > Định lượng > Pha trộn > Cắt, cán sợi > Hấp chín > Quạt ráo nước > Phun nước lèo > Quạt ráo > Cắt định lượng > Vào khuôn > Chiên dầu > Quạt nguội > Phân loại > Thành phẩm > Đóng gói
Nước thải mì ăn liền chứa nhiều SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P, dầu mỡ, coliform, thành phần chủ yếu chất hữu cơ, chất dinh dưỡng nồng độ cao. Các hệ thống XLNT sẽ được thiết kế dựa vào đặc tính của nguồn thải. Sau khi đã phân tích đặc điểm, thành phần ô nhiễm trong nước thì đơn vị chuyên môn sẽ thiết kế sơ đồ công nghệ xử lý nước thải. Dưới đây là ví dụ về quy trình xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền.
Sơ đồ công nghệ
Thuyết minh quy trình
- Thu gom nước thải: Nước thải chảy qua song chắn rác thô và tách rác tinh nhằm tách rác có kích thước lớn/thô để bảo vệ các công trình phía sau.
- Bể tách dầu: Bể tách dầu được thiết kế với vách ngăn đặt cuối bể chỉ cho nước thải đi qua, dầu mỡ khoáng, dầu mỡ thực vật do nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên bề mặt được thu gom và xử lý theo quy định.
- Bể điều hòa: Điều hòa về lưu lượng và nồng độ các thành phần ô nhiễm có trong nước thải.
- Bể keo tụ: Nước thải được hòa trộn với hóa chất keo tụ được châm từ bồn chứa hóa chất thông qua bơm định lượng. Chất keo tụ giúp làm mất ổn định các hạt cặn có tính “keo” và kích thích chúng kết lại với các cặn lơ lửng khác để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn.
- Bể tạo bông: Nước thải từ bể keo tụ được tiếp tục dẫn qua bể tạo bông. Tại bể tạo bông, polymer anion sẽ được châm vào để kích thích quá trình tạo thành các bông cặn lớn hơn. Polymer này có tác dụng hình thành các “cầu nối” liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn hơn nhằm nâng cao hiệu quả của bể lắng phía sau.
- Bể lắng hóa lý: Các chất rắn lắng được có trong nước thải sẽ được lắng xuống bằng phương pháp trọng lực. Bể lắng hóa lý có thể giúp loại bỏ chất rắn lơ lửng và một phần BOD có trong các hạt cặn hữu cơ. Bùn lắng dưới đáy bC lắng hóa lý được chuyển đến hố chứa bùn bằng thanh gạt bùn và sẽ được bơm qua bể chứa bùn. Phần nước sau lắng tự chảy tràn vào bể điều chỉnh pH.
- Bể điều chỉnh pH: Giúp dễ kiểm soát việc điều chỉnh pH của nước thải, pH của nước thải sẽ được điều chỉnh về giá trị tối ưu (pH = 6,8 – 7,2) cho quá trình xử lý sinh học phía sau.
- Bể trung gian: Nước thải sau khi được trung hòa pH sẽ tự chảy qua ngăn thứ hai và được bơm đến bể UASB
- Bể UASB: Phân hủy kỵ khí các hợp chất hữu cơ được thực hiện trong bể phản ứng kín. Vô số các chủng vi sinh vật trong bể sẽ thực hiện quá trình liên hợp gồm một chuỗi các bước xử lý nhằm phân hủy các chất hữu cơ.
- Bể Anoxic: Diễn ra quá trình khử nitrat, nitrit giải phóng khí Nitơ ra môi trường. Trong bể hiếu khí, có một số quá trình thực hiện việc xử lý chất ô nhiễm gồm: Quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ – BOD, COD, Quá trình Nitrate hóa. Sau khi tiến hành quá trình xử lý sinh học, phần lớn các chất hữu cơ, Nitơ và một phần Photpho có trong nước thải được loại bỏ. Nước thải sau khi qua quá trình xử lý sinh học tiếp tục chảy vào bể lắng sinh học.
- Bể lắng sinh học: Hỗn hợp bùn/nước trong bể sinh học hiếu khí sẽ được dẫn sang bể lắng sinh học. Tại bể lắng này bùn nước được tách ra, bùn (tế bào vi sinh vật) lắng xuống đáy bể.
- Bể chứa nước trung gian và bồn lọc cát: Từ bể chứa nước trung gian nước thải được bơm đến bồn lọc cát trọng lực để loại bỏ thành phần cặn rắn lơ lửng còn sót lại trong nước thải sau lắng, đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải.
- Bể khử trùng: Trong bể khử trùng, nước thải sẽ được trộn với chất khử trùng, chất khử trùng được bơm tự động vào bể bằng hệ thống bơm định lượng, nhằm tiêu diệt coliform và các vi
sinh gây bệnh khác. Nước thải sau quá trình xử lý thì đạt tiêu chuẩn quy định và xả vào nguồn tiếp nhận.
Nếu như bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống XLNT thì hãy liên hệ với https://congtyxulynuocthai.vn/ qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin chi tiết hoặc xếp lịch khảo sát.