Vai trò xử lý nước thải của bể lắng Lamen

Bể lắng Lamen thường ứng dụng nhiều trong xử lý nước thải khu công nghiệp. Không giống như các thiết bị khác, bể này chỉ sử dụng nhiều tấm nghiêng cung cấp không gian lớn. Trong quá trình thu gom, chất rắn bám trên đĩa và tích tụ trong các phễu thu gom dưới đáy. Sau đó, bùn sẽ được hút ra, phần nước sạch tiếp tục dẫn qua các thiết bị khác.

Bể lắng gồm nhiều tấm phẳng đặt gần nhau nghiêng một góc. Chiều dài đường dẫn, khoảng cách tấm và góc nghiêng là các yêu cầu kỹ thuật thiết kế quan trọng. Nước thải đi vào, chất rắn khối lượng nặng có trọng lượng riêng lớn sẽ lắng xuống bề mặt.

Vai trò xử lý nước thải của bể lắng Lamen

1. Cách Bể lắng Lamen hoạt động

Nước thải trước tiên sẽ đưa vào bể keo tụ, dưới tác dụng của polyme sẽ kết bông cặn có kích thước dễ xử lý hơn. Sau đó, nước thải đi qua vách ngăn thứ nhất và thứ hai của tấm nghiêng trong bể lắng. Thông qua dòng chảy mà chất rắn lắng xuống thiết bị lọc. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc lắng trọng lực loại bỏ chất thải và cho phép nước thải được tái sử dụng hiệu quả hơn.

Bể lắng lamen thường ứng dụng trong giai đoạn tiền xử lý nước thải đi vào màng lọc, lựa chọn tốt nhất để xử lý sơ bộ nước thải. Thiết kế bể được làm bằng thép nên đảm bảo tránh việc hư hỏng hay ăn mòn thiết bị. Các tấm nghiêng có khả năng duy trì chất lượng nước cần thiết cho màng lọc mà không cần sử dụng hóa chất. Vì thế nó là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất, hạn chế hư hỏng màng khi không thích ứng với chất tạo bông, chất đông tụ.

Ngày nay, bể lamen cũng được sử dụng cho các quy trình xử lý nước thải đô thị, là giai đoạn tiêu biểu của xử lý bậc ba. Nó thường tích hợp vào quy trình xử lý hoặc hoạt động độc lập khi hệ thống tăng lưu lượng hiện có. Một cách tích hợp bể lắng lamen là nâng cấp bể lắng bùn hoặc bể lọc thông thường bằng tấm/ống nghiêng. Nhờ vậy mà giúp tăng diện tích dẫn đến giảm thiểu chất rắn trong dòng chảy hơn.

2. Ưu điểm của Bể lắng Lamen

Lợi thế của bể lamen so với hệ thống khác là diện tích lắng hiệu quả hơn, cải thiện điều kiện hoạt động của thiết bị. Thiết bị của nó nhỏ gọn hơn thường chỉ yêu cầu 65 – 80% diện tích mà không có tấm nghiêng. Sử dụng bể này giúp cơ sở XLNT giảm sự phát triển của tảo hay tắc nghẽn do tích tụ chất rắn cũng như khả năng kiểm soát mùi.

Vì hoạt động trong không gian kín mà cho phép kiểm soát nhiệt độ và áp suất tốt hơn. Các tấm nghiêng có thể hoạt động gấp 2 – 4 lần so với bể lắng truyền thống nên cho phép tốc độ dòng chảy vào lớn.

Thiết kế bể khá đơn giản mà không yêu cầu sử dụng hóa chất. Chỉ trừ một số trường hợp cần bổ sung thêm chất tạo bông để tăng hiệu quả. Những hóa chất tạo bông – đông tụ giúp tối ưu hóa quá trình lắng, tạo ra nước có độ tinh khiết hơn, đảm bảo chất rắn được lắng xuống.

Ưu điểm khác của bể lamen là nó không cần thiết bị cơ học. Vì thế mà hệ thống không yêu cầu năng lượng đầu vào cũng như nguy cơ hư hỏng cơ học thấp hơn so với hệ thống lọc khác. Vì có ít thiết bị cơ khí dẫn đến môi trường an toàn hơn. Một lưu ý khác phải bảo dưỡng tấm nghiêng thường xuyên vì chúng rất dễ bị bẩn để ngăn chặn sự phân bổ dòng chảy không đồng đều. Khi những tấm bảo dưỡng kém có thể làm giảm hiệu quả xử lý.

3. Ứng dụng xử lý nước cấp

Ngoài việc xử lý nước thải thì bể lamen còn tham gia xử lý nước cấp cho lò hơi quy mô lớn. Còn nhiều kỹ thuật xử lý khác rất dễ áp dụng và đáng tin cậy, nếu bạn cần tư vấn thêm nhiều công nghệ XLNT hay giải pháp thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 hoặc để lại nhu cầu tại website congtyxulynuocthai.vn để chúng tôi liên hệ trực tiếp trong thời gian sớm nhất.