Công nghệ sinh học trở thành xu hướng phát triển mới, gắn liền với nền nông nghiệp xanh bền vững, ổn định tài nguyên an ninh lương thực.
Nước ta đứng trước nguy cơ gia tăng dân số thuộc top đầu thế giới, chưa kể Việt Nam còn bị tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu. Với 2 tác nhân này, ngành nông nghiệp chịu tác động nhiều nhất vì nó phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng.
Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ đến bạn đọc về vai trò và một số ứng dụng của công nghệ này ở phân tích dưới đây!
Vai trò của công nghệ sinh học
- Giải quyết nhiều hạn chế như tạo ra năng suất lớn, khả năng kháng bệnh, cải thiện và tăng cường công tác bảo vệ môi trường tối ưu.
- Tạo ra nhiều giống mới có năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế.
- Xây dựng công nghệ sản xuất chế phẩm kích thích sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.
- Tạo ra nhiều công nghệ mới trong bảo quản và chế biến nhiều sản phẩm nông nghiệp vừa đa dạng hóa nguồn sản phẩm vừa tăng giá trị chất lượng trong đầu tư phát triển kinh tế.
- Tạo điều kiện thúc đẩy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa nông nghiệp khi ứng dụng công nghệ sinh học.
- Phát triển thêm nhiều giải pháp công nghệ như kỹ thuật cấy mô, kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền.
Công nghệ sinh học với cây trồng
- Kháng côn trùng: tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng và cho năng suất cao hơn.
- Khả năng kháng bệnh: dịch bệnh lây lan giữa cây trồng rất khó kiểm soát và chỉ được quản lý bằng cách loại bỏ cây trồng bị ảnh hưởng. Vì thế, công nghệ sinh học phát minh ra kỹ thuật di truyền kháng bệnh, được phát triển trong việc trồng sắn, ngô và khoai lang.
- Khả năng chịu nhiệt độ: cung cấp giải pháp để cây trồng chống chịu với điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt với các gen có khả năng chịu nóng và lạnh tốt hơn.
- Chống chịu thuốc diệt cỏ: nhờ công nghệ sinh học mà người ta phát minh ra thuốc diệt cỏ hóa học có thể phun trực tiếp lên cây trồng. Nhờ vậy mà việc sử dụng thuốc diệt cỏ làm giảm đáng kể mức độ thuốc diệt cỏ sử dụng trong các trang trại để quản lý cỏ dại.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
Ngành chăn nuôi đứng trước cơ hội phát triển mới khi áp dụng nhiều phương thức chăn nuôi theo hướng công nghệ sinh học. Điều này đem lại sự gia tăng đáng kể năng suất và chất lượng cho vật nuôi. Nước ta đã áp dụng thành công các công nghệ mới như:
Công nghệ di truyền
- Thực hiện trên gia súc mang lại kết quả khả quan hơn cây trồng.
- Nghiên cứu gen chất lượng và kiểm soát gen bất lợi làm giảm năng suất và sức đề kháng.
- Nghiên cứu gen vượt trội với vai trò thích nghi với môi trường, chống chịu bệnh tật.
- Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để phục vụ việc xác định gen có lợi, giảm chi phí chọn giống.
Công nghệ sinh sản
- Cải thiện khả năng sinh sản của gia súc với mục đích tăng năng suất, tăng tốc độ cải thiện di truyền.
- Đẩy mạnh công tác thụ tinh nhân tạo, bổ sung thêm kỹ thuật mới để tăng tỷ lệ thụ thai.
- Cải tiến kỹ thuật sản xuất phôi chất lượng giá thành thấp.
- Một số hạn chế: thiếu kinh phí đầu tư, thiếu đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, thiếu trung tâm thí nghiệm tiêu chuẩn chọn giống tốt.
Công nghệ vắc xin & Kỹ thuật chẩn đoán bệnh
- Sử dụng vắc xin tái tổ hợp, an toàn và kích thích hệ miễn dịch cho vật nuôi.
Công nghệ thức ăn chăn nuôi
- Thích ứng với điều kiện khí hậu và tăng giá trị dinh dưỡng từ nguồn thức ăn. Nguồn thức ăn chăn nuôi được tăng cường thêm nhiều chất như enzym, proniotic, protein đơn bào, kháng sinh,… cùng nhiều chất dinh dưỡng khác.
- Tập trung sản xuất vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa, làm cơ sở chế biến nhiều chế phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển, thích ứng với từng hệ sinh thái khác nhau.
Ngoài nông nghiệp và chăn nuôi, công nghệ sinh học bắt đầu ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như nuôi trồng thủy sản, y tế và xử lý môi trường để hạn chế ô nhiễm cũng như tạo ra nhiều sản phẩm mới thân thiện có giá trị cao.
Để phát huy hết tiềm năng của công nghệ sinh học, Việt Nam cần thoát khỏi cái bóng của “công nghệ lạc hậu” để tập trung năng lực, đầu tư và hợp tác để chuyển giao công nghệ. Đồng thời cần tận dụng triệt để nền tảng khoa học – công nghệ gắn kết với kỹ thuật sản xuất hình thành môi trường sống cho VSV, tế bào có lợi kích thích sự phát triển của cây trồng và chăn nuôi.