Top 3 bể hiếu khí thông dụng trong xử lý nước thải

Xử lý nước thải sinh học là phương pháp rất quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống. Vậy bạn đã hiểu hết đặc tính của loại bể này? Vậy bể hiếu khí có bao nhiêu loại? Dưới đây là 3 loại bể sinh học hiếu khí được sử dụng nhiều nhất.

Bùn hoạt tính (Aerotank) thông thường

Công nghệ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1914 ở Anh được ứng dụng cho đến ngày nay với phạm vi rộng chuyên dùng để xử lý nước thải ngành sản xuất và sinh hoạt. Công trình này chứa mật độ cao VSV được trộn đều với nước thải thành bùn hoạt tính.

Đây là loại bùn gồm nhiều sinh vật kết thành dạng bông với 40% chất rắn lơ lửng và đến 90% chất nền (rong, tảo, sinh vật khác). Bùn hiếu khí này có màu vàng nâu, dễ lắng chủ yếu hạt keo vô định.

Vai trò của VSV là làm sạch nước thải chủ yếu chứa vi khuẩn đơn bào/đa bào, nấm mốc, xạ khuẩn, động vật nguyên sinh. Chúng sinh ra chất nhầy có tác dụng gắn kết vi khuẩn với hạt lơ lửng khó lắng hoặc chất màu, mùi thành bông cặn lớn.

Chúng không ngừng lớn dần lên vì được hấp thụ nhiều chất lơ lửng, tế bào sinh vật, động vật nguyên sinh. Khi ngừng thổi khí, bông cặn sẽ có xu hướng lắng xuống tạo ra bùn hoạt tính.

Bùn lắng xuống chủ yếu là bùn già với hoạt tính giảm dần. Nên chỉ khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và chất hữu cơ thì bùn mới hoạt hóa trở lại. Lúc này, bùn hoạt tính mang theo nhiều cặn bẩn, muối khoáng và oxy nên hình thành lớp màng sinh học. Lớp màng này chứa hàng tỷ tế bào vi khuẩn, nấm men, nấm mốc.

Các loại bùn hoạt tính

  • Bùn hoạt tính truyền thống.
  • Bùn hoạt tính tiếp xúc ổn định.
  • Bùn hoạt tính thông khí kéo dài.
  • Bùn hoạt tính thông khí cao có khuấy đảo.
  • Bùn hoạt tính chọn lọc.
Top 3 bể hiếu khí thông dụng trong xử lý nước thải
Top 3 bể hiếu khí thông dụng trong xử lý nước thải

Các giai đoạn phát triển của bùn hoạt tính

  • Giai đoạn hình thành và phát triển.
  • Giai đoạn vsv phát triển ổn định.
  • Giai đoạn thể hiện tốc độ tiêu thụ oxy và phân hủy chất hữu cơ.

Bùn hoạt tính tiếp xúc – ổn định

Đặc điểm của hệ thống là nồng độ chất rắn lơ lửng khá cao trong khu vực ổn định nhưng tổng thể tích khu vực sinh hóa lại khá thấp. Do đó mà bể có tác dụng vừa giảm thể tích bể phản ứng vừa tăng khả năng chứa nước hơn so với bể bùn truyền thống.

Bể bùn tiếp xúc – ổn định được chia thành 2 khu vực riêng biệt:

  • Vùng tiếp xúc: chủ yếu diễn ra quá trình chuyển hóa chất hữu cơ. Thời gian tiếp xúc 20 – 60 phút, dòng bùn tái sinh 25 – 75%, thể tích 30 – 35% và thời gian lưu nước 4 – 6 giờ.
  • Vùng ổn định: tuần hoàn bùn hoạt tính từ thiết bị lọc sẽ được sục khí để ổn định chất hữu cơ. Thời gian lưu nước từ 0,5 – 2 giờ, thể tích chiếm 50 – 60%.

Khi áp dụng hệ thống này, hiệu suất xử lý BOD5 có thể đạt từ 85 – 95% và chất rắn cũng được loại bỏ hoàn toàn. Loại bể sinh học hiếu khí được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ dưới dạng phân tử chất rắn.

Bể Unitank

Bể được xây dựng hình chữ nhật với 3 ngăn riêng biệt, mỗi ngăn được trang bị 1 máy sục khí. 2 ngăn ngoài đóng vai trò như bể hiếu khí và bể lắng. Nước thải đưa vào từng ngăn và theo máng tràn ra bên ngoài. Bùn dư sinh học cũng được thu gom và xử lý. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt này bao gồm 2 pha chính và 2 pha trung gian.

  • Đối với pha chính: nước thải được sục khí và trộn đều với bùn hoạt tính. Lúc này chất hữu cơ bị phân hủy một phần (tái sinh). Sau đó hỗn hợp bùn và nước tiếp tục sục khí và phân hủy chất hữu cơ được hấp thụ (sự tái sinh). Chu trình được lặp đi lặp lại và hạt bùn sau đó lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực.
  • Đối với pha trung gian: chuyển đổi ngăn sục khí thành ngăn lắng.

Trên đây là đặc trưng và lợi thế từng bể hiếu khí, nếu bạn vẫn chưa biết nên sử dụng loại bể nào thì hãy tham khảo ngay nhé. Có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để Công ty chuyên xử lý môi trường Hợp Nhất hỗ trợ miễn phí.