Công nghệ điện rác chất thải rắn là hệ thống xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, nhiệt sinh ra từ quá trình xử lý sẽ được thu hồi và tận dụng để sản xuất năng lượng (chủ yếu là điện năng). Năng lượng nhiệt phát sinh trong quá trình đốt chất thải rắn được hệ thống lò hơi bên trong lò đốt thu hồi. Sau đó lò hơi sẽ chuyển nhiệt thành hơi nước có nhiệt độ độ cao và áp suất cao và sau cùng là chuyển hóa thành điện năng thông qua thiết bị phát điện dạng tuabin hơi nước.
1. Vì sao phải xử lý điện rác?
1.1. Hiện trạng rác thải gây ô nhiễm môi trường
Việc chôn lấp chất thải ở nước ta ngày càng quá tải. Hàng tấn chất thải ra môi trường mỗi ngày khiến các bãi chôn lấp không còn khả năng xử lý. Vì thế mà khối lượng chất thải tái chế, tái sử dụng không cao.
Bên cạnh đó, rác thải vẫn chưa được phân loại tại nguồn, rác thải hỗn hợp khiến việc xử lý ngày càng khó khăn. Rác thải đa phần có độ ẩm cao, nhiệt trị thấp. Khắc phục những vướng mắc trên, việc chuyển chất thải sang dạng năng lượng khác khá quan trọng.
Vì nếu sử dụng đúng công nghệ, đúng kỹ thuật sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ít độc hại hơn, dễ kiểm soát, dễ xử lý. Quan trọng hơn, chuyển chất thải sang dạng năng lượng hữu ích sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và phát triển kinh tế.
1.2. Giải pháp từ công nghệ mới
Theo đó, tùy theo phương án công nghệ mà chi phí xử lý sẽ khác nhau. Công nghệ xử lý chi phí thấp nhưng tốn nhiều năng lượng lại phát sinh ra các sản phẩm làm ô nhiễm thứ cấp. Còn với công nghệ hiện đại thường có chi phí đầu tư cao, tốn nhiều năng lượng nhưng lại áp dụng các phương thức hoạt động tiên tiến, thân thiện với môi trường nên từ đó hạn chế phát sinh ô nhiễm.
Đối với xử lý rác thải, người ta vẫn luôn quan tâm đến khả năng tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu phát thải, dễ xử lý hơn. Nếu như phương pháp chôn lấp không còn khả thi vì chiếm quá nhiều diện tích, phát thải mùi hôi, nước rỉ rác. Còn nhiều lò đốt rác khác lại không đủ công suất xử lý rác thải đô thị, lượng phát thải cao nên thường xuyên phải cải tiến, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò đốt đạt chuẩn làm tốn kém.
Vì thế mà các công nghệ xử lý rác thu hồi năng lượng, giảm thiểu khả năng chôn lấp và đốt ngày càng được quan tâm, không chỉ trên thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước hoàn thiện các dự án mới mang tính phổ biến hơn. Một trong số đó là công nghệ điện rác nổi tiếng gần đây. Được biết, công nghệ này nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản,… vì khả năng xử lý vượt trội.
2. Tiềm năng của dự án điện rác
- Giải quyết lượng lớn rác thải giúp giảm thiểu tác động ô nhiễm vừa cung cấp năng lượng cần thiết.
- Nhờ sử dụng công nghệ hiện đại sẽ hướng đến xây dựng môi trường bền vững, tăng cường nguồn năng lượng tái tạo, tăng cường BVMT hướng đến giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải.
- Rác sẽ được phân loại thành túi nhựa, chất thải nhựa được xử lý thành dầu FO trộn với chất thải khác như xi măng cùng chất phụ gia để sản xuất vật liệu xây dựng.
- Các nhà máy có thể lưu giữ rác từ 8 – 10 ngày, các bể được thiết kế khép kín, chống rò rỉ, chống ăn mòn, không phát tán mùi hôi.
3. Những hạn chế của phát triển điện rác
- Đốt cháy trong buồng đốt sinh ra nhiều chất khí ô nhiễm như bụi, axit, dioxin, kim loại nặng. Các thành phần này bay hơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Việc xây dựng nhà máy xử lý điện rác đòi hỏi phải áp dụng công nghệ hiện đại, cần nguồn vốn đầu tư lớn.
- Việc quy hoạch phải liên kết trực tiếp với ngành điện, như giá mua điện.
- Để xây dựng dự án, doanh nghiệp phải hoàn thành nhiều thủ tục hành chính phức tạp chuẩn bị thủ tục/hồ sơ trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Các loại thủ tục quan trọng như báo cáo ĐTM, kế hoạch PCCC, các công trình bảo vệ môi trường như thiết kế hệ thống XLNT, khí thải.
4. Các công trình bảo vệ môi trường trong nhà máy điện rác
- Công trình thu gom & xử lý nước thải; hệ thống xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ chất thải, thiết bị xử lý CTNH.
- Đối với nước thải rỉ rác, thì các nhà máy phải lựa chọn công nghệ xử lý tối ưu.
- Tro xỉ sau quá trình đốt được xử lý tại khu vực riêng hoặc chuyển giao cho các đơn vị chức năng xử lý. Hoặc sử dụng làm nguyên, vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng.
- Đối với dự án lớn phải hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục chất thải.
Như vậy để thúc đẩy công nghệ điện rác phát triển hơn nữa, Nhà nước nên có nhiều chính sách quản lý đầu tư xây dựng nhiều dự án xử lý chất thải hợp lý. Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào việc xử lý chất thải rắn góp phần nâng cao công tác bảo vệ môi trường bền vững.
Truy cập website congtyxulynuocthai.vn để biết thêm nhiều giải pháp xử lý môi trường khác!