Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải, cần lưu ý gì?

Khi ứng dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải, nuôi cấy vi sinh là giai đoạn đòi hỏi cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm nhất. Bởi vi sinh là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho hiệu suất xử lý của một hệ thống? Làm sao để nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải hiệu quả và tạo điều kiện để vi sinh phát triển?

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải
Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

1. Những lưu ý trước khi nuôi cấy vi sinh

1.1. Cung cấp chất dinh dưỡng cho nước thải

Đối với nước thải sinh hoạt cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng vì các chỉ tiêu như BOD, nito cao. Dinh dưỡng cần bổ sung dạng cacbon như mật rỉ đường, methanol,… với tỷ lệ C:N:P 100:5:1. Đây là yếu tố quan trọng trước khi tiến hành nuôi cấy để đạt được hiệu quả cho các công việc phía sau.

1.2. Cung cấp oxy cho vi sinh vật

Trong bể sinh học hiếu, vi sinh trong xử lý nước thải cần oxy để duy trì sự tăng trưởng và mật độ sinh khối. Cho nên trước khi nuôi cấy bạn phải sục khí để cung cấp nguồn oxy cho nước thải. Còn trong bể thiếu khí Anoxic thì duy trì hệ thống khuấy trộn liên tục.

Bổ sung chất dinh dưỡng và cung cấp khí oxy
Bổ sung chất dinh dưỡng và cung cấp khí oxy

2. Cách hoạt hóa bùn hoạt tính để nuôi cấy vi sinh

2.1. Chuẩn bị bùn hoạt tính

  • Bùn hoạt tính từ sông, ao hồ được loại bỏ hết cặn, bùn đất và sau đó trộn với nước trước khi cho vào bể aerotank lắng 10 – 15 phút.
  • Đảm bảo hệ thống phân phối khí và tuần hoàn bùn trong bể lắng đã hoạt động.
  • Đảm bảo hệ thống sục khí cung cấp oxy đầy đủ trong bể aerotank.

2.2. Tiến hành hoạt hóa bùn

  • Cho từ từ lượng bùn vào bể đến mức độ tích lũy và tăng dần theo đúng lưu lượng thiết kế.
  • Khi bùn hoạt động tốt chúng chứa nhiều VSV và vi khuẩn dạng sợi gây ra các vấn đề như bùn nổi, bùn khó lắng và bị cuốn trôi.
  • Đối với bông bùn nhỏ li ti có thể dùng chất trợ keo như polyme và PAC để giữ bùn.

2.3. Tách bùn hoạt tính

  • Quá trình tách bùn diễn ra liên tục để tránh hình thành lớp bùn bên trong bể lắng. Nếu quá trình này được thực hiện không đúng sẽ làm bẩn và giảm chất lượng nước.
  • Vì nồng độ bùn cao hơn giới hạn cho phép nên bùn cuốn vào bể lắng. Vì thế cần cào bùn trong bể lắng để giải quyết vấn đề này bằng cách tăng thể tích bùn tuần hoàn.
Hoạt hóa bùn hoạt tính để nuôi cấy vi sinh
Hoạt hóa bùn hoạt tính để nuôi cấy vi sinh

3. Quy trình nuôi cấy vi sinh

Vi sinh phát triền tốt nhất vào tuần thứ 2 3 tức mà từ 15-25 ngày sao khi cấy. Quy trình nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải được thực hiện qua các bước như sau: 

Bước 1:

  • Tính toán lượng bùn vi sinh cần thiết vào bể.
  • Quá trình nuôi cấy phải kiểm soát nồng độ nước thải đầu vào, cân đối nguồn chất dinh dưỡng để vsv phát triển.
  • Theo dõi và kiểm tra liên tục các thông số quan trọng như nhiệt độ, pH, DO, SV30, độ màu, mùi của bùn

Bước 2:

  • Khi hệ thống dần ổn định thì kiểm tra chất lượng nước. Khi phát hiện có bất kỳ thay đổi nào thì cần đánh giá lại chế độ hoạt động, thông số đầu vào, tăng thời gian lưu để đảm bảo nguồn nước đạt chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Ngày thứ 1

Bơm nước thải vào bể sinh học hiếu khí có sục khí liên tục, nước chiếm 30% thể tích của bể. Tiếp đến là thêm 1/3 nước sạch vào bể để giảm bớt nồng độ chất ô nhiễm trong nước. Sau đó cho lượng bùn vi sinh  đã được tính toán + chất dinh dưỡng vào bể để cho vi sinh bắt đầu tăng trưởng sinh khối. Trong một số trường hợp muốn tăng tốc thì cần bổ sung chế phẩm vi sinh hoặc men vi sinh vào bể.

Ngày thứ 2

Tắt máy sục khí, để nước thải lắng trong thời gian 2h và dẫn phần nước trong ra khỏi bể, cho nước thải mới vào (lưu lượng khoảng 20% tổng lưu lượng nước thải), sục khí và tiếp tục cho chế phẩm vi sinh vào. (Nếu cầu). Theo dõi các thông số như giá trị pH, độ màu, độ mùi của bùn, lưu lượng nước thải đầu vào, kiểm tra thông số SV30 (kiểm tra tốc độ lắng của nước thải bằng cách rót nước thải vào ống đo hoặc chai nhựa và để lắng trong vòng 30 phút cho bùn lắng xuống, kết quả thường có sau 5 phút nhưng các kỹ sư vận hành thường đọc kết quả sau 30 phút) và ghi chép các thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.

Ngày thứ 3

Tắt máy sục khí, chờ nước thải lắng trong 2h, cho nước trong ra khỏi bể, sục khí và bổ sung lượng vi sinh mới vào. Vẫn tiếp tục kiểm tra các thông số như ngày thứ 2 (giá trị pH, độ màu, độ mùi, lưu lượng nước thải đầu vào, thông số SV30).

>> Xem video vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư

Ngày thứ 4 và thứ 5

Tắt máy sục khí, chờ nước thải lắng sau 2h và cho nước trong ra khỏi bể. Có thể tăng lưu lượng nước thải bơm vào bể lên 5% và bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh phát triển. Kiểm tra các thông số như pH, DO, độ màu của nước, độ mùi của bùn, thông số SV30,… ghi chép lại các thông số.

Ngày thứ 6

Lúc này vi sinh đã tương đối thích nghi với nước thải, có thể tăng lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống lên 10% và bổ sung vi sinh, dinh dưỡng (nếu cần). Đồng thời chúng ta vẫn kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, độ màu, độ mùi của bùn, giá trị pH trong nước thải, thông số SV30,.. và ghi chép lại khả năng sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật.

Ngày thứ 7, 8, 9

Đây là lúc vi sinh đã thích nghi với nước thải, vì vậy có thể tăng lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống khoảng 15%, bổ sung chất dinh dưỡng cho vi sinh vật sinh trưởng. Tiếp tục kiểm tra các thông số như DO, giá trị pH, độ màu, độ mùi, khả năng tạo bông, thông số SV30,… và ghi chép lại khả năng phát triển của vi sinh vật.

Các ngày tiếp theo

Chuyển từ chế độ vận hành hệ thống bằng tay sang chế độ vận hành tự động, kiểm tra chất lượng nước thải đầu ra và các thông số mỗi ngày, đồng thời ghi lại nhật lý vận hành để theo dõi, báo cáo.

4. Các công việc khác của quá trình nuôi cấy vi sinh

Tiến hành kiểm tra sự phát triển của vi sinh vật bằng những công việc cụ thể như sau:

Lấy mẫu nước thải để kiểm tra các chỉ tiêu
Lấy mẫu nước thải để kiểm tra các chỉ tiêu
  • Lấy mẫu nước để kiểm tra chỉ tiêu SV30. Khoảng SV30 lý tưởng nhất từ 20 – 30%.
  • Màu bùn vi sinh cũng quan trọng chẳng kém. Nếu thấy màu hơi nâu đỏ thể hiện bùn phát triển tốt. Màu trắng sữa là bùn vi sinh còn non và bùn màu nâu đen cho thấy bùn đã già phải được loại bỏ.
  • Kiểm tra nước thải có nổi bọt không. Khi thấy hiện tượng nổi bọt, khó tan, màu nâu đen cho thấy VSV đang gặp sự cố vì thế phải kiểm tra lại hệ thống. Nguyên nhân là do hiện tượng shock tải hoặc trong nước chứa nhiều yếu tố độc hại.

Dù cải tạo hay vận hành hệ thống xử lý nước thải, bạn cũng phải duy trì giai đoạn xử lý sinh học để giảm thiểu các vấn đề cần kiểm soát trong hệ thống. Và để rút ngắn việc kiểm soát quá trình nuôi cấy vi sinh, tuần hoàn bùn lại hệ thống và duy trì sự phát triển quần thể sinh vật thì bạn phải là người có kinh nghiệm và am hiểu các kiến thức chuyên ngành XLNT.

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải, doanh nghiệp có thể liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 hoặc truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để được chúng tôi hỗ trợ các thông tin chi tiết nhé!

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp