Hiện nay, các hộ chăn nuôi thường áp dụng nhiều mô hình xử lý nước thải chăn nuôi, xử lý chất thải bằng hầm/túi biogas, hầm lắng, ao sinh học với quy trình xử lý khép kín, tuần hoàn. Cùng Môi trường Hợp Nhất tham khảo chi tiết về các mô hình xử lý nước thải chăn nuôi dưới đây.
1. Xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas composite
Hậu quả của việc xử lý nước thải chăn nuôi không triệt để dẫn đến môi trường bị hôi thối, ô nhiễm, dịch bệnh bùng nổ ảnh hưởng đến chất lượng vật nuôi cùng nhiều hệ quả nghiêm trọng khác. Và hầm biogas composite hay còn gọi là phương pháp sinh học xử lý nước thải chính là giải pháp tối ưu nhất hiện nay.
Nhờ công nghệ sinh học lên men yếm khí Biogas mà nồng độ chất thải sau xử lý giảm, hiệu quả xử lý đạt đến 90%, khí biogas sinh học được thu hồi và sử dụng cho các hoạt động thường ngày như sinh hoạt, nấu ăn, chạy máy phát điện.
Ưu điểm nổi trội của mô hình biogas composite giúp ngăn chặn ô nhiễm, hạn chế lây lan dịch bệnh, nước sau xử lý cam kết đạt cột B, không phát sinh mùi hôi, giảm mầm bệnh, tạo ra nguồn khí đốt dồi dào.
2. Xử lý nước thải bằng túi biogas kết hợp ao cá
Xử lý nước thải bằng hầm Biogas là phương pháp xử lý được nhiều trang trại ứng dụng hiệu quả trong việc xử lý chất thải ô nhiễm. Tuy nhiên, nước thải chăn nuôi heo sau xử lý bằng túi Biogas vẫn còn chứa hàm lượng lớn chất rắn lơ lửng, đạm, lân và chất hữu cơ.
Và để cải thiện chất lượng nước này, người ta còn xây dựng thêm mô hình ao cá. Các giá trị giảm nhờ quá trình lý hóa sinh, đặc biệt cá trong ao đóng vai trò như tác nhân sinh học sử dụng bã thải sinh học để xử lý môi trường.
Vi khuẩn hoạt động trong môi trường ao cá trực tiếp phân hủy chất hữu cơ từ túi biogas thành các dưỡng chất và CO2, tảo và các loài thủy sinh khác. Chúng sử dụng các thành phẩm này để quang hợp, cung cấp nguồn oxy ổn định và dồi dào. Ao cá còn có chức năng tự làm sạch bằng cách lắng chất rắn, chất hữu cơ và vi sinh vật xuống đáy ao. Tầng nước mặt sạch và trong tạo điều kiện ánh sáng mặt trời khuếch tán giúp tiêu diệt mầm bệnh và cung cấp nguồn oxy cho cá phát triển.
Ở nông thôn việc ứng dụng mô hình này rất khả quan vì điều kiện đất đai rộng vừa kết hợp xử lý nước thải chăn nuôi kết hợp với ao cá hoặc ao lục bình vì hiệu quả xử lý nước thải cao, chi phí rẻ và phù hợp với điều kiện tự nhiên tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
3. Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm lắng
Với ý tưởng xây dựng mô hình bể lắng 4 ngăn hầm biogas xử lý chất thải giúp giảm mùi hôi rõ rệt, giải quyết triệt để tình trạng chất thải từ hầm biogas bị quá tải và tận dụng nguồn nước tưới cho cây trồng. Bên cạnh đó, phần phân lắng xuống bể được dùng để ủ hoai mục và bán cho các nhà vườn trồng cây lớn.
Khi sử dụng bể lắng 4 ngăn hầu hết thu gom phân thải từ trang trại khi vào hầm biogas nên thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải. Do đó chất thải từ hầm biogas chảy qua bể lắng, bể sỏi đá và dẫn ra môi trường giảm độ đục, giảm mùi hôi và giảm ô nhiễm do chất thải chăn nuôi góp phần bảo vệ môi trường.
4. Ứng dụng mô hình xử lý bằng ao lục bình
Vì các thông số ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép, xử lý chất thải chăn nuôi heo bằng ao lục bình giúp chất lượng nước thải được cải thiện đáng kể. Nhờ thời gian lưu nước lâu nên lục bình có khả năng loại bỏ hết chất cặn bã và chất rắn lơ lửng. Một lượng lớn nito bị lục bình hấp thu hoặc nhờ sự bay hơi của amoniac, quá trình nitrat hóa và khử nitrat của nguồn VSV. Đối với photpho, chúng bị hấp phụ, kết tủa hoặc bị hấp thu vào thân cây lục bình.
Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết! Nếu đang có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho trang trại của mình, các bạn cũng có thể liên hệ qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng.