Trong năm 2021 đã diễn ra những sự kiện, hội nghị quan trọng nào để chống biến đổi khí hậu? Các quốc gia tham gia? Nội dung và kế hoạch thực hiện như thế nào?
Việc các quốc gia liên kết thành các tổ chức như G7, Liên minh châu Âu, Liên Hợp quốc giữ vai trò quan trọng trong việc tham gia chống biến đổi khí hậu toàn cầu, giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu chất thải độc hại.
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới
Hội nghị diễn ra lần thứ 26 do Mỹ chủ trì với nhiều cam kết liên quan đến các biện pháp, công cụ bảo vệ hành tinh xanh. Các quốc gia tham dự hội nghị cam kết đưa ra nhiều con số ấn tượng tham gia vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Riêng Mỹ, họ cam kết cắt giảm khí nhà kính từ 50 – 52% đến năm 2030. Còn Anh cam kết con số cao hơn là 68% so với các nước phát triển khác. Liên minh châu Âu thì cam kết cắt giảm khoảng 55% khí thải. Như vậy Mỹ, Anh và EU có mức cam kết cắt giảm khí nhà kính cao nhất.
Bên cạnh đó Mỹ sẽ tăng viện trợ cho các quốc gia phát triển trong việc áp dụng công nghệ đối với các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Theo đó, EU cũng sẽ duy trì thị trường mua bán khí thải cacbon. Trước đây, hoạt động này áp dụng cho lĩnh vực năng lượng, công nghiệp và sử dụng cho mục đích xanh hóa các lĩnh vực kinh tế.
Một số vấn đề khác cũng được tranh luận
- Các quốc gia sẽ chấm dứt khai thác nhiên liệu hóa thạch, tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo.
- Các nước phát triển cần loại bỏ than vào năm 2030.
- Mở rộng các chiến lược định giá cacbon, nhất là các nước G20.
- Coi trọng công nghệ xanh, năng lượng sạch.
- Cải tạo, nâng cấp công nghiệp, chuyển đổi ngành công nghiệp thân thiện với môi trường.
- Australia sẽ tập trung mạnh vào sản xuất khí hydro sạch với giá thành thấp, phát triển thép xanh, lưu trữ năng lượng và thu giữ cacbon.
Xem thêm bài viết về chiến dịch xanh chống biến đổi khí hậu!
Việt Nam với những chiến lược chống biến đổi khí hậu
- Tăng cường chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
- Bảo đảm an ninh năng lượng, tăng sức cạnh tranh và bền vững cho nền kinh tế.
- Đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 9% lượng khí thải nhà kính tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 20% và giảm khi metan trong ngành nông nghiệp.
- Tiếp tục dự án trồng 1 tỷ cây xanh đến năm 2025 nhằm tăng cường hấp thụ khí thải.
Hầu hết các quốc gia tham gia hội nghị đều cho rằng việc giảm phát thải khí nhà kính sẽ thúc đẩy các hoạt động kiểm soát và giảm mức phát thải đến mức 0. Hội nghị lần này cũng giúp củng cố các vị trí, các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu, tăng cường giải pháp xử lý chất thải, loại bỏ các thành phần độc hại khác.
Liên Hợp quốc kêu gọi chống biến đổi khí hậu
Mới đây, LHQ đã gửi đi thông báo kêu gọi chính phủ các nước tham gia chống biến đổi khí hậu khi trái đất đang đối mặt với tình trạng nhiệt độ tăng, trái đất nóng dần lên, mực nước biển dâng. Mục tiêu quan trọng nhất vào năm 2021 sẽ giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu xuống 45% vào năm 2030.
Trong đó, việc các nước kích thích nền kinh tế hậu đại dịch Covid-19 sẽ là cơ hội lớn để tiếp cận gần hơn với nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và ứng dụng hiệu quả công nghiệp xanh.
Đối với quốc gia phát thải với mức độ lớn cần đặt ra mục tiêu cụ thể hoàn thành theo đúng cam kết của Thỏa thuận Paris như giảm phát thải khí nhà kính, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lượng.
Hội nghị các nước G7
Trong sự kiện lần này, nhóm nước G7 họp trực tiếp sau hai năm qua bị cản trở bởi đại dịch Covid-19. Các quốc gia như Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản và Mỹ thông qua mục tiêu hỗ trợ tài chính cho biến đổi khí hậu và tăng cường giáo dục ở trẻ em cũng như đưa ra biện pháp ngăn chặn nạn đói.
Dưới sức ép từ Covid-19, G7 tuyên bố sẽ tăng cường quy trình sản xuất vaccin ngừa virút với mức giá thấp. Ngoài bàn luận về các vấn đề như quan hệ giữa Nga – Trung Quốc, khủng hoảng Syria thì việc ứng phó biến đổi khí hậu vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhất.
Truy cập https://congtyxulynuocthai.vn/ để biết thêm nhiều dịch vụ môi trường của Hợp Nhất!