Biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ, nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu và thực sự đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỉ 21. Trước những hệ lụy từ biến đổi khí hậu thì “cuộc chiến” chống biến đổi khí hâu cũng đang diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết.
1. Nội dung chính của chiến dịch xanh
1.1. Phục hồi kinh tế sau khủng hoảng vì dịch Covid-19
Trong khi cuộc chiến với Covid-19 trên toàn cầu có phần thuyên giảm thì các quốc gia bắt đầu nới lỏng xã hội và xây dựng các phương án phục hồi nền kinh tế sau những ngày bị khủng hoảng trầm trọng. Trong đó với giải pháp “phục hồi xanh” chính là mô hình tiết kiệm chi phí nhất đồng thời cũng giúp đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Không chỉ riêng Việt Nam, các nước trên thế giới cũng chứng kiến sự thay đổi rõ rệt của môi trường nhất là chất lượng không khí tăng lên rõ rệt. Theo đó các chuyên gia hàng đầu của Mỹ và Anh cho biết cuộc khủng hoảng Covid 19 sẽ trở thành bước ngoặt chống biến đổi khí hậu và phương thức xử lý khí thải quan trọng nhất.
Thủ tướng Đức Angele Merkl, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva kêu gọi tham gia sự phục hồi xanh của các quốc gia. Trong khi đó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các Nhóm G20 hành động vượt qua khủng hoảng Covid 19 góp phần khử cacbon. Sở dĩ chú trọng đến Nhóm G20 vì các quốc gia này chiếm hơn 80% lượng khí thải và 85% và nền kinh tế thị trường.
1.1. Nội dung của “Chiến dịch xanh”
Các dự án “xanh” bao gồm việc thúc đẩy tái tạo năng lượng, hiệu suất năng lượng tạo ra nhiều việc làm, mang đến lợi nhuận ngắn hạn cao, tiết kiệm chi phí dài hạn so với các biện pháp khác. Với tín hiệu đáng mừng như hàm lượng CO2 chạm ngưỡng thấp nhất thì các quốc gia có thể thực hiện các mục tiêu đưa khí thải về ngưỡng 0.
Bên cạnh vấn đề liên quan đến xử lý nước thải thì theo nhận định từ các chuyên gia việc giảm phát thải khí CO2 chỉ có thể diễn ra trong thời gian ngắn nhưng dựa vào đó các nước có thể phục hồi nền kinh tế bằng việc duy trì và cải thiện chất lượng môi trường, giúp không khí trở nên trong lành hơn và giảm phát thải khí nhà kính.
Ước tính mỗi nước có đến 81% lao động trên thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và chính phủ các nước này sẽ tham gia vào các biện pháp cứu trợ kinh tế bằng việc triển khai các kế hoạch kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế. Khá nhiều nhà đầu tư, chính trị gia, doanh nghiệp nhận thức rõ cơ hội trong việc chuyển hướng phát triển cho một tương lại carbon thấp trong tương lai.
Giờ đây các nước công nghiệp chú trọng vào các dự án sản xuất sạch như xây dựng mô hình trang trại năng lượng gió, mặt trời, nâng cấp mạng lưới điện, tăng cường sử dụng hydrogen. Với những quốc gia có mức thu nhập thấp hoặc trung bình, chính phủ cần hỗ trợ vốn đầu tư vào các mô hình nông nghiệp thân thiện với môi trường.
2. Liên minh phục hồi xanh EU ra đời chống biến đổi khí hậu
2.1. Thành phần chính của Liên minh EU
Liên minh phục hồi xanh EU có sự tham gia của hơn 50 tổng giám đốc, 12 bộ trưởng môi trường, 79 nghị sĩ châu Âu, 37 tổng giám đốc cùng với các hiệp hội doanh nghiệp, tập đoàn môi trường.
Một số nhân vật quan trọng khác đến từ 2 công ty bảo hiểm lớn nhất châu Âu, 3 ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha và Pháp hầu như đều nhận ra tầm quan trọng của việc phục hồi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng Covid 19 gắn liền với quá trình chuyển đổi sinh thái và thay đổi nền kinh tế châu ÂU.
2.2. Cam kết của Liên minh EU
Liên minh đặt ra mục tiêu cam kết hỗ trợ kế hoạch chuyển đổi và kích thích kinh tế sau địa dịch. Trong đó chú trọng đến việc chống biến đổi khí hậu và bảo tồn sự đa dạng sinh học là trung tâm của chính sách kinh tế châu Âu. Những lợi ích xanh được Liên minh quan tâm nhất gồm việc cải thiện chất lượng không khí, sức khỏe người dân và chất lượng cuộc sống tại các đô thị.
Theo đó liên minh 92 lãnh đạo doanh nghiệp Pháp đứng ra kêu gọi phục hồi xanh sau khủng hoảng. 3 lĩnh vực tập trung phục hồi gồm cải tạo năng lượng nhà ở, văn phòng; phát triển mô hình giao thông phi cacbon, xe điện, cơ sở hạ tầng giao thông mềm, giao thông công cộng; mở rộng và dự trữ năng lượng điện hoặc nhiệt tái tạo để loại bỏ cacbon.
Tuy nhiên trong báo cáo ngày 4/5, các nhóm đầu tư gồm Institutional Investor Group cho biết những kế hoạch phục hồi xanh sẽ khiến tình trạng biến đổi khí hậu các nước đối diện với nhiều rủi ro lớn hơn về tài chính, y tế và xã hội.
Các nhà đầu tư kêu gọi và phản đối hành vi chính phủ bảo lãnh đối với các công ty gây ô nhiễm. Điều này khiến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng, đối mặt với nhiều rủi ro, sức khỏe và xã hội cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.