Top 3 phương pháp xử lý nguồn nước thải công nghiệp

Phương pháp xử lý nào phổ biến với các nguồn nước phát sinh trong sản xuất công nghiệp, có nồng độ ô nhiễm cao? Đặc điểm và quy trình xử lý của các giải pháp này?

Nước thải công nghiệp có thể gây độc hại đối với môi trường bằng nhiều cách khác nhau. Đây cũng chính là lý do vì sao xử lý an toàn nước thải công nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với môi trường. Trong đó phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt giúp giảm ô nhiễm nguồn nước và đất.

Điều này dẫn đến việc ra đời ngày càng nhiều các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả có khả năng bảo vệ hệ sinh thái.

3 phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến

Phương pháp xử lý vật lý

Đây là phương pháp xử lý liên quan đến công nghệ làm sạch, lọc và màng. Ngoại trừ các quá trình thẩm thấu ngược thì các quy trình này hầu như vẫn chưa loại bỏ hết chất ô nhiễm hòa tan. Thông thường kết hợp phương pháp như đông tụ, keo tụ và lắng để loại bỏ hạt cặn lơ lửng.

Các phương pháp lọc thường bao gồm vật liệu lọc như cát, sỏi, than hoạt tính, granat được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tác dụng của lớp lọc này có thể tự rửa ngược dòng chảy định kỳ để chuyển chất ô nhiễm này sang dòng chảy khác.

Các công nghệ màng lọc được ưa chuộng nhất là siêu lọc, vi lọc, lọc nano và thẩm thấu ngược (RO). Chúng bao gồm các lỗ lọc có kích thước nhỏ có khả năng giữ lại tạp chất ô nhiễm trên bề mặt. Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ RO đó chính là không thích ứng với dòng thải khối lượng lớn, nên đã hạn chế khả năng ứng dụng của nó.

Top 3 phương pháp xử lý nguồn nước thải công nghiệp
Top 3 phương pháp xử lý nguồn nước thải công nghiệp

Phương pháp xử lý bằng hóa chất

Các quy trình xử lý hóa học gồm kết tủa, oxy hóa – khử, trao đổi ion và zeolit tự nhiên, cụ thể:

  • Kết tủa hydroxit: tùy thuộc nào nồng độ chất gây ô nhiễm mà điều chỉnh pH thích hợp. Người ta thường cho axit để đưa pH về điều kiện trung tính với sự kết tủa chất ô nhiễm nồng độ cao như sắt, mangan, sunfat đảm bảo nguồn nước đáp ứng các yêu cầu về xả thải.
  • Kết tủa sunfat: đây là phương pháp xử lý nước thải kim loại nồng độ thấp. Quá trình này thường sử dụng natri sunlfua hoặc natri hydrosunfua. Đồng thời nồng độ pH trung tính là thích hợp nhất.
  • Quá trình oxy hóa – khử: khử chất ô nhiễm thành dạng ít hòa tan dễ loại bỏ hơn. Để khử asen người ta thường dùng chất oxy hóa như clo, natri hypoclorit, hydrogen peroxide, ozone hoặc pemanganat. Để khử crom và selen thì người ta dùng chất khử như natri bisulfit hoặc metabisulfit.
  • Trao đổi ion: người ta thường dùng phương pháp trao đổi ion để loại bỏ hết chất ô nhiễm như kim loại hòa tan, asen và nitrat. Trong đó nhựa tương đối đắt tiền, tuổi thọ cao và có thể tái sinh bằng hóa học.

Phương pháp sinh học

Hầu hết quy trình xử lý nước thải sinh học bao gồm tăng trưởng dính bám lơ lửng và lò phản ứng sinh học màng. Trong đó, lò phản ứng sinh học màng ngày càng ứng dụng rộng rãi. Vì thế, phương pháp sinh học thường có chức năng loại bỏ amoniac, nitrat, selen, sunfat và các kim loại khác.

Đối với hệ thống tăng trưởng dính bám lơ lửng thường được ứng dụng để xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ nhưng cũng có thể sử dụng cho nước thải công nghiệp. Phương pháp này chủ yếu dựa vào đặc tính của bùn hoạt tính có chứa vi khuẩn khử hết chất dinh dưỡng (N, P).

Lúc này, bể nước thải sẽ được sục khí hình thành vùng hiếu khí có sự bao quanh của VSV tập hợp thành bông sinh học lớn hơn. Các bông cặn chứa vi khuẩn sau khi lắng có thể được tái sử dụng cho các mục đích khác.

Do đó khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải, thì phương pháp này được sử dụng cho cả 2 quá trình gồm nitrat hóa (khử amoniac) và khử nitrat (khử nitrat). Tuy nhiên, sinh trưởng lơ lửng chỉ thích hợp đối với nguồn thải có nồng độ ô nhiễm tương đối thấp.

Vì sao phải xử lý nước thải công nghiệp?

Để giảm ảnh hưởng và tác động tiêu cực mà nước thải công nghiệp mang lại đối với môi trường, nước thải sẽ được vận chuyển đến hệ thống và các bể xử lý nước thải để khử hết chất độc hại. Trong thời gian gần đây nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau cho nhiều ngành công nghiệp. Nhờ vậy mà giảm việc sử dụng nguồn tài nguyên nước tự nhiên lẫn giảm chi phí xử lý nước thải đáng kể cho doanh nghiệp.

Theo đó, kế hoạch vận hành hệ thống xử lý nước thải và mức độ xử lý phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện và tiêu chuẩn môi trường ở từng khu vực nhất định. Trường hợp nước thải sau xử lý để ngăn chặn sự suy thoái của môi trường nước thì nước thải được thải ra sông, hồ, ao, suối để đáp ứng các tiêu chuẩn xử lý nước thải công nghiệp.

Trường hợp xử lý theo tiêu chuẩn nguồn tự nhiên thì nước thải phải được khử hết axit, độ đục, màu, hóa chất độc hại và VSV. Mặc khác, nước thải ra cống chỉ được xử lý vi sinh, chất rắn lơ lửng và nhu cầu oxy sinh hóa.

Chi tiết về các dịch vụ môi trường của Hợp Nhất, truy cập website: moitruonghopnhat.com để biết thêm!