Các vấn đề xung quanh năng lượng tiêu thụ ngày càng có tầm quan trọng đối với bối cảnh năng lượng, chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải. Trong đó, năng lượng cần thiết cho giai đoạn sục khí chiếm đáng kể gây ra không ít lo ngại đối với doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để tối ưu năng lượng cho hệ thống xử lý nước thải mà vẫn đảm bảo hiệu suất xử lý. Cùng congtyxulynuocthai.vn tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.
1. Giảm bớt năng lượng cho hệ thống xử lý nước thải
Một số Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) bị hạn chế hoạt động và gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng về năng lượng. Vấn đề này thường gặp phải đối với nhiều thiết bị, quy trình cần năng lượng để vận hành. Đối với những hệ thống tối ưu thì năng lượng tiêu hao thấp hơn, ngược lại hệ thống với nhiều máy móc hoạt động kém hiệu quả thì việc tiêu hao năng lượng lớn là điều dễ hiểu.
Để quá trình kiểm soát năng lượng trong HTXLNT hiệu quả cần nâng cao năng lực xử lý từ giai đoạn xử lý sơ cấp đến quá trình xử lý sinh học. Việc tối ưu hóa thiết kế phù hợp và hiệu quả liên quan đến nhiều vấn đề như thời gian lưu bùn, tốc độ dòng chảy, nồng độ ô nhiễm, công nghệ xử lý và tuổi thọ hệ thống, thiết bị. Do đó mà nhiều đơn vị không ngừng nâng cao việc sử dụng năng lượng nhằm giảm chi phí điện, giảm chi phí vận hành.
Phân hủy khí (hiếu khí – kỵ khí) thường liên quan đến năng lượng xử lý. Việc vận hành và bảo trì hệ thống gặp không ít trở ngại liên quan đến các thông số như đặc tính, khối lượng bùn và chu kỳ vận hành. Hơn nữa sẽ có nhiều sự cố xảy ra bên trong phải mất nhiều thời gian để phục hồi trở lại trạng thái bình thường.
2. Các yêu cầu để giảm chi phí vận hành
Dưới đây là một số yêu cầu để giảm bớt chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải:
2.1. Hợp thức hóa các thiết kế quy trình
- Từ quy trình thiết kế mà bạn có thể đạt được mục tiêu nâng cao hiệu suất năng lượng nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của HTXLNT trong vận hành – bảo trì nhằm tạo ra nguồn nước tuyệt đối.
- Cần áp dụng phương pháp xử lý phù hợp với thiết kế công suất hệ thống, lưu lượng và các chỉ số quan trọng trong nước thải như BOD, COD, TSS, dầu mỡ, kim loại, nito amoniac, nitrat và tổng photpho.
- Cần lựa chọn công trình xử lý tạo ra ít bùn thải hơn vì điều này rất quan trọng nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và giảm chi phí vận hành. Bùn phải được làm đặc, ổn định, điều hòa và khử nước trước khi được xử lý theo quy định.
- Xử lý chất rắn đóng vai trò quan trọng tại nhiều hệ thống. Ngày càng có nhiều loại hình công nghệ được xem xét để tối ưu hóa thiết kế và tính toán xử lý chất rắn để tăng chất lượng nước, hạn chế phát thải khí nhà kính và giảm nguồn điện năng tiêu thụ.
2.2. Tăng hiệu suất của quá trình phân hủy kỵ khí
- Công nghệ bùn hoạt tính được ưa dùng trong nhiều hệ thống vì ưu điểm dễ sử dụng, hiệu quả XLNT ô nhiễm tương đối cao với tính năng thời gian lưu bùn ngắn và thời gian lưu thủy lực cao.
- Đặc biệt, với quá trình phân hủy kỵ khí nhờ VSV hoạt động trong môi trường không có oxy sẽ tăng khả năng phân hủy nhiều chất thải hữu cơ sinh học.
- Một lợi thế khác của quy trình là nó tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích như nước, khí sinh học (đặc biệt metan) có khả năng bù đắp cho nguồn năng lượng vận hành ban đầu của hệ thống.
- Vì thế cần kiểm soát và tối ưu hóa việc vận hành hệ thống xử lý sinh học kỵ khí vì nó liên quan đến vấn đề năng lượng.
- Bùn từ bể lắng sơ cấp và bể lắng thứ cấp càng nhiều thì khí sinh học được tạo ra càng lớn. Tăng nồng độ bùn thông qua quá trình cô đặc có lợi cho việc sản xuất khí sinh học nhiều hơn.
- Chuyển đổi nước thải thành năng lượng tái tạo bởi quá trình kỵ khí giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Có nhiều giải pháp khác nhau để hệ thống xử lý nước thải hoạt động tối ưu đảm bảo giảm chi phí trong vận hành và bảo trì – tốn kém.
Nếu quý Doanh nghiệp đang tìm đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, Hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ xử lý nước thải qua hotline Hotline: 0938.857.768 để chúng tôi hỗ trợ quý doanh nghiệp một cách nhanh chóng.