Tốc độ suy thoái, ô nhiễm nước mặt – nước ngầm

Nước ta cũng đứng trước nguy cơ bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nước mặt – nước ngầm bởi các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt.

Ở Việt Nam, vai trò của nước mặt/nước ngầm rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và duy trì các hoạt động sống của con người. Khi các ngành sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt trực tiếp xả nước thải vào nguồn nước sẽ tác động rất lớn đến môi trường.

Cạn kiệt – ô nhiễm nước ngầm

Hiện trạng khai thác nước ngầm

Nước ngọt có sẵn trên trái đất chủ yếu được lưu trữ dưới mặt đất và khai thác để cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt và nông nghiệp. Nước ngầm trên toàn cầu hiện đang đáp ứng gần 2 tỷ người và cấp khoảng 40% lượng nước tưới tiêu cho cây trồng.

Khai thác tài nguyên nước ngầm quá mức dẫn đến sự cạn kiệt, đặt ra nhiều thách thức đối với các chiến lược phát triển bền vững.

Trong khi đó nhiều hệ thống nước ngầm lại không thể tái sinh, trong tương lai việc suy giảm nguồn nước ngầm được cho là do biến đổi khí hậu gây ra.

Ô nhiễm nước ngầm do nước thải rỉ rác

Một khi nước rỉ rác được hình thành, nó bắt đầu di chuyển qua vùng không bão hòa và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu vật lý – hóa học – sinh học. Người ta thường xử lý nước thải rỉ rác qua các phương pháp lọc, hấp thụ, quá trình hóa học, sự phân hủy sinh học.

Tốc độ suy thoái, ô nhiễm nước mặt - nước ngầm

Lọc để loại bỏ hết các hạt lơ lửng ra khỏi nước gồm sắt và mangan hoặc chất kết tủa thông qua các phản ứng kết tủa. Lượng chất hấp thụ còn phụ thuộc nhiều vào chất gây ô nhiễm và tính chất của dung dịch sử dụng.

  • Các chất ô nhiễm xâm nhập trực tiếp vào nước bề mặt, trong khi các chất gây ô nhiễm nước ngầm thường phải di chuyển qua một khoảng cách trong đất mới tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước.
  • Phương thức ô nhiễm thường rất ít vì tiếp xúc giữa khí quyển và nước ngầm. Trong khi đó các chất ô nhiễm VOC vẫn còn tồn đọng trong thời gian dài mà không bị ô oxy hóa như các chất ô nhiễm khác.

Ô nhiễm xung quanh các ngành công nghiệp tăng lên do nước thải công nghiệp từ sơn, dược phẩm, thép, sản xuất, hóa chất trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các chất này di chuyển từ nước mặt đến mạch nước ngầm do đó làm ô nhiễm các tầng chứa nước.

Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt

Hiện nước mặt có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng hơn nước ngầm. Sở dĩ chúng đang bị đe dọa về chất lượng và số lượng vì tác động trực tiếp của con người.

Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất, gia tăng các ngành công nghiệp nặng, mở rộng nhiều làng nghề, KCN, CCN càng khiến diện tích nước mặt bị ô nhiễm.

Ô nhiễm tại Việt Nam

Không khó để nhận ra thực trạng ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam. Thể hiện rõ nét nhất tại các con sông lớn ở nhiều địa phương:

  • Sông Nhuệ sau khi tiếp nhận nước sông Tô Lịch bị ô nhiễm với các chỉ số về độ đục rất cao, lượng phù sa, hiện tượng xói mòn.
  • Còn miền Trung, Tây Nguyên lại có chất lượng nước giảm vì công trình thủy lợi tiếp nhận nước thải công nghiệp và sinh hoạt lưu vực sông Đồng Nai.
  • Sông Tiền hay sông Hậu ở ĐBSCL thường có các chỉ tiêu về chất hữu cơ, vi sinh, độ mặn, chất bẩn từ các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư,…
  • Sông Cầu ở Bắc Ninh ô nhiễm triền miên mà chưa có biện pháp xử lý.
  • Sông Tô Lịch thì bị nhiễm các chỉ tiêu về kim loại nặng, chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh, mùi hôi,… Mặc dù áp dụng nhiều công nghệ mới hiện đại hơn, được chuyển giao từ Nhật Bản như Bioreactor, chế phẩm vi sinh và mới đây là cống hóa nước ngầm.

Bên cạnh đó, vị trí địa lý, địa hình cũng tác động lớn đến việc làm lây lan tình trạng ô nhiễm. Các khu vực như miền Trung, Tây Nguyên với địa hình dốc, khi xảy ra bão, lũ lụt thì tốc độ rửa trôi diễn ra nhanh hơn. 

Truy cập congtyxulynuocthai.vn để biết thêm nhiều tin tức môi trường!