Mục đích của việc vận hành bể lắng sơ cấp là giảm vận tốc của dòng chảy và cho phép chất rắn hữu cơ lắng xuống đáy. Đây là quy trình xử lý đầu tiên sau khi nước thải được tách bỏ mảnh vụn, rác thải kích thước lớn. Bùn thô đã lắng sẽ loại bỏ thông qua máy bơm. Điều quan trọng, tại bể lắng sơ cấp có khả năng giảm đến 60% chất rắn lơ lửng và 40% nồng độ BOD trong bể lắng sơ cấp.
1. Những lưu ý khi thiết kế bể lắng sơ cấp và thứ cấp
Khi thiết kế hệ thống XLNT, việc nắm rõ nhu cầu cần thiết thiết kế hệ thống xử lý nước thải cùng với việc nắm rõ nhu cầu về đặc tính, thành phần và mức độ ô nhiễm từng nguồn thải. Chỉ khi nắm rõ đặc trưng nguồn thải mà việc xác định quy trình, thiết bị xử lý sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt, các hệ thống xử lý nước thải hiện tại thường không thể thiếu bể lắng xử lý nước thải, đây là những công trình xử lý quan trọng và được phân loại thành bể lắng sơ cấp, bể lắng thứ cấp.
Mặc dù nhiều người hiểu rõ từng công nghệ xử lý nhưng ít ai nắm rõ chức năng, vai trò cùng với các tiêu chí tính toán, thiết kế hay biện pháp khắc phục sự cố. Vì thế, bài viết hôm nay mà Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất muốn chia sẻ sẽ xoay quanh hai bể lắng trong hệ thống xử lý nước thải.
Việc giám sát chất rắn lơ lửng hoặc mức độ đục trong nước thải trở thành yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm hiệu quả. Về cơ bản, lắng sơ cấp là cơ chế xử lý dựa vào tác dụng của quá trình vật lý và trọng lực. Không chỉ tách bỏ chất rắn kích thước nặng mà váng nhẹ hơn nước, nổi lên trên bề mặt và được loại bỏ bằng thiết bị hớt bọt.
1.1. Đặc điểm của bể lắng sơ cấp
- Nguyên tắc hoạt động dựa vào thời gian lưu nước, hàm lượng chất rắn và thời gian lắng, thời gian hoàn lưu bùn hoạt tính
- Bể thường có hình chữ nhật, hình trụ kết hợp cùng thiết bị gạt bề mặt cũng được trang bị để tích hợp
1.2. Yêu cầu trong tính toán, thiết kế bể lắng sơ cấp
- Tính lưu lượng nước thải và hàm lượng TSS đầu vào
- Xác định hiệu suất loại bỏ TSS trong bể sơ cấp
- Tính diện tích bề mặt
- Tính đường kính bể lắng
- Tính tổng diện tích, chiều sâu bể, thể tích
- Tính thời gian lưu nước
- Tính khối lượng chất rắn trong bùn
- Tính khối lượng, thể tích bùn trong 1 ngày
- Tính nồng độ COD, BOD, TSS đầu vào
2. Đặc trưng của chất rắn trong bể lắng
Việc cân bằng hàm lượng chất rắn trong bể rất quan trọng, điều này thường ảnh hưởng đến hoạt động tăng trưởng của vi sinh vật trong nước thải. Chất rắn trong bể xử lý sẽ đạt được quá trình nitrat hóa, khử chất sinh học. Các thông số trong trong bể được xác định bằng cách xác định khối lượng vi khuẩn tuần hoàn trở lại hoặc bổ sung sinh khối.
2.1. Giai đoạn xử lý thứ cấp
Thông thường, quy trình xử lý sinh học là giai đoạn xử lý thứ cấp cùng với tác động của vi sinh vật để tiến hành phân hủy và hấp thụ chất hữu cơ trong nước thải. Chủ yếu diễn ra quá trình xử lý hiếu khí, cacbon cung cấp nguồn năng lượng đáng kể để VSV tăng trưởng, và tạo ra nhiều sản phẩm phụ như cacbon dioxit và nước. Và bể lắng sẽ thực hiện chức năng lắng và tách bỏ chất rắn.
Các vấn đề ảnh hưởng đến bể lắng thứ cấp cần lưu ý như thời gian lưu nước, loại bỏ chất rắn, tỷ lệ tuần hoàn, chiều cao, tỷ lệ chất rắn bọt khí, nồng độ TSS, hóa chất.
Và bể lắng thứ cấp dùng để tách vi sinh vật và giữ lại nước sạch. Nhiều chất rắn được thu trong bể lắng (bùn hoạt tính hồi lưu) đưa trở lại bể sục khí để thực hiện xử lý nước thải và phần dư bùn hoạt tính đưa trở lại bể xử lý bùn chuyên dụng để tiếp tục xử lý. Còn phần nước thải sạch chảy qua bể khử trùng để tiếp tục xử lý.
Bể lắng thứ cấp đôi khi cũng không được sử dụng vì nhiều hệ thống XLNT không yêu cầu thiết kế bể lắng mà chức năng cơ bản của nó thực hiện chức năng lắng chất thải sau quy trình xử lý sinh học. Một số công nghệ như MBR, MBBR,… thường không cần tích hợp bể lắng. Điều này giúp cho việc thiết kế hệ thống XLNT tiết kiệm chi phí đầu tư hơn.
2.2. Sự cố khi xử lý thứ cấp
Khi vận hành hệ thống XLNT nói chung và bể lắng thứ cấp nói riêng cần lưu ý đến một số sự cố, vấn đề xảy ra. Chẳng hạn như hiện tượng bùn trương nở và kết thành khối lớn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước đầu ra vì bị vẩn đục. Khi xảy ra vấn đề này, người vận hành cần tăng nhu cầu sục khí để cung cấp oxy cho VSV hấp thụ, cân bằng hàm lượng chất dinh dưỡng, phân tích chi tiết chất lượng nước đầu vào để xác định chính xác chất ô nhiễm.
Khi nhận thấy sự bất thường cần vận hành lại hệ thống bằng sinh khối mới. Điều này sẽ giúp hệ thống kịp thời khắc phục sự cố và đảm bảo duy trì tính ổn định của hệ thống.
3. Chuyên thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải
Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 trong số nhiều bể lắng cơ bản nhất trong hệ thống xử lý nước thải. Công ty Môi trường Hợp Nhất là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Các kỹ sư công trình có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn sẽ hỗ trợ và đồng hành xuyên suốt cùng doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống đạt chuẩn.
Ngoài ra, Hợp Nhất cũng là đơn vị chuyên vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải và cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải ở khắp các tỉnh thành từ Bình Định đến Cà Mau.
Nếu bạn cần tư vấn thêm nhiều vấn đề khác trong hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.