Ô nhiễm không khí phát sinh từ nguồn thải nào?

Các nguồn thải gây ô nhiễm không khí phát sinh từ đâu? Làm sao để hạn chế và cải thiện chất lượng không khí? Ứng dụng giải pháp công nghệ nào để xử lý khí thải?

Nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển và cho ra đời đa dạng nhiều sản phẩm hàng hóa cung cấp cho nhu cầu của con người. Hàng loạt KCN, nhà máy, xí nghiệp mọc lên với nhiều quy mô và hình thái khác nhau, vừa tác động tích cực vừa tạo ra vấn đề tiêu cực, đặc biệt phải kể đến ô nhiễm môi trường không khí.

Các nguồn thải công nghiệp

Đối với ngành công nghiệp năng lượng

  • Ngành điện: nhà máy nhiệt điện phát sinh khí NOx, CO2 và bụi. Nhà máy dùng dầu FO thì phát thải khí CO, SOx với hàm lượng lưu huỳnh lớn. Với nhà máy dùng khí làm nhiên liệu thì nguồn ô nhiễm chính là CO2 và NO2.
  • Ngành khai thác than: phát sinh lượng bụi lớn nên ít gây ô nhiễm hơn.
  • Ngành khai thác dầu khí: chủ yếu khí thải bị đốt hay sự cố rò rỉ khí cũng ảnh hưởng đến môi trường.
  • Ngành công nghiệp hóa chất: chủ yếu chứa khí SO2 (sản xuất axit); clo (điện phân muối); NH3, CO2, SO2, bụi (phân bón hóa học); clo hữu cơ và lân hữu cơ (thuốc trừ sâu).
  • Ngành công nghiệp luyện kim: khí thải chứa nhiều CO, CO2, CyHx, SOx, NH3 và bụi kim loại.

Đối với ngành công nghiệp vật liệu xây dựng

  • Sản xuất xi măng: hàm lượng bụi, CO, CO2, Flo rất cao nên dễ gây ô nhiễm môi trường.
  • Sản xuất gạch nung: các cơ sở có quy mô công suất nhỏ, chủ yếu dùng trấu, củi, than làm nhiên liệu nên phát thải vào không khí hàm lượng tro bụi, CO2 và SOx lớn.
  • Sản xuất gạch, gốm sứ: khí thải chứa nhiều CO, CO2, Flo, SOx,… với lượng bụi lớn.
  • Lò đốt: quá trình cháy chất thải chứa nồng độ CO2, CO, SOx, NOx và tro bụi khá lớn.
Ô nhiễm không khí phát sinh từ nguồn thải nào
Ô nhiễm không khí phát sinh từ nguồn thải nào

Đối với ngành giao thông – vận tải

  • Chủ yếu ô nhiễm xuất hiện ở các đô thị, thành phố lớn.
  • Các tuyến đường có mật độ giao thông lớn thường chứa nhiều khí CO, CO2, SOx, NOx, CyH

Một số biện pháp xử lý khí thải công nghiệp hiệu quả

  • Loại bỏ dây chuyền máy móc lạc hậu mà thay bằng hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại hạn chế phát thải.
  • Thay thế nhiên liệu đốt truyền thống bằng năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường như điện, gió, mặt trời.
  • Ứng dụng nhiều công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
  • Tiến hành thiết kế, xây dựng và lắp đặt hệ thống với công nghệ xử lý khí thải đạt chuẩn, đảm bảo xử lý triệt để nguồn khí gây ô nhiễm.
  • Thường xuyên cải tạo, bảo trì và nâng cấp hệ thống XLKT tránh làm rò rỉ khí độc hại vào môi trường.

Các giải pháp căn cơ trong việc giảm thiểu khí thải ô nhiễm

  • Đối với việc kiểm soát ô nhiễm khí thải công nghiệp cần hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường không khí đặc thù.
  • Xây dựng quy chuẩn khí thải riêng cho từng ngành, từng loại hình công nghiệp.
  • Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin quản lý giữa các bộ, ngành.
  • Việc quy hoạch phải được phân loại theo từng loại hình sản xuất trong việc thu gom, áp dụng công nghệ sản xuất và xây dựng hệ thống xử lý chất thải phù hợp.
  • Với lĩnh vực sản xuất giấy tái chế hoặc kim loại cần áp dụng sản phẩm sạch hơn với công nghệ, cách xử lý khí thải được lắp đặt, vận hành theo đúng quy định.
  • Đồng thời, các ngành công nghiệp bắt buộc phải lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường không khí. Đây cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác BVMT cũng như nâng cao uy tín của mình cho khách hàng.

Ứng dụng một số phương pháp xử lý khí thải hiện đại

  • Phương pháp dùng tháp hấp thụ XLKT.
  • Phương pháp dùng than hoạt tính hấp phụ khí thải.
  • Phương pháp lọc bụi tĩnh điện để hút bụi.
  • Phương pháp dùng vật liệu/hóa chất phản ứng.
  • Phương pháp thiêu đốt.
  • Phương pháp sử dụng chất xúc tác.

Xử lý khí thải đòi hỏi cần nguồn lực với chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng. Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn thêm nhiều dịch vụ chất lượng tại công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất nhé!