Thách thức khi nâng cấp hệ thống xlnt

Thách thức khi nâng cấp hệ thống xlnt (xử lý nước thải) đến từ các nhiều yếu tố khác nhau như: năng lượng, thời gian và diện tích xây dựng và lựa chọn công nghệ. Trong nội dung dưới đây, chúng ta cùng phân tích các yếu tố này. 

 

Những thách thức khi nâng cấp hệ thống XLNT

Hệ thống xử lý nước thải là công trình bảo vệ môi trường bắt buộc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có phát sinh nước thải. Sau một thờ gian hoạt động, nhiều hệ thống bị hư hỏng, xuống cấp và cần được cải tạo, nâng cấp để đảm bảo hiệu quả xử lý. Tuy nhiên, khi tiến hành nâng cấp một hệ thống xử lý nước thải, chúng ta thường đối mặt với không ít thử thách như sau: 

Thách thức về chi phí năng lượng

Chi phí năng lượng ngày càng tăng là thách thức khi vận hành hệ thống xlnt. Ngày càng có nhiều quy định và nhiều mục tiêu về lượng khí thải cacbon, nhiều htxlnt ngày nay cần phải nâng cấp hệ thống xử lý nước thải.

Một trong những thách thức chính khiến các nhà quản lý hệ thống đang phải đối mặt là việc mở rộng quy mô dẫn đến cần rất nhiều năng lượng hơn. Điều này không chỉ gây tốn kém chi phí chủ đầu tư mà có thể gây bất lợi khi lượng khí thải cacbon thải trực tiếp ra ngoài môi trường góp phần làm tăng nguy cơ biến đổi khí hậu.

Trong thời gian qua, rõ ràng chi phí năng lượng là hạn chế lớn nhất khi các dự án sử dụng các công nghệ truyền thống như MBBR, MBR hay IFAS. Do đó để cải thiện tốc độ phản ứng, họ còn kết hợp khuấy trộn cơ học và sục khí với nhau.

Thách thức về việc thiết kế hệ thống

Việc thiết kế hệ thống phải tính toán các thông số kỹ thuật vì xử lý sinh học tiêu thụ từ 50 – 80% lượng điện năng trong toàn nhà máy xlnt. Vì thế kết hợp phương pháp sục khí bong bóng sẽ tiêu thụ ít oxy hơn (chỉ khoảng 30%) được khuếch tán vào nước thải, dẫn đến lãng phí nguồn năng lượng rất lớn.

Ở nhiều quốc gia, người ta tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng màng sinh học cố định (MABR) không sục khí để xlnt. Công nghệ này hiệu quả hơn vì oxy di chuyển và khuếch tán qua màng mà không hề dùng áp suất.

Trong điều kiện môi trường áp suất thấp giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể. Mô hình công nghệ này được thiết kế như hệ thống hô hấp tự nhiên với quá trình nitrat hóa và khử nito xảy ra đồng thời. Ưu điểm MABR tiết kiệm năng lượng đến 75%, giảm bùn 50% và giảm lượng cacbon thải ra từ nhà máy xlnt.

Thách thức về thời gian

Nâng cấp hay cải tạo hệ thống xlnt là một quá trình kéo dài từ khâu khảo sát, đánh giá, xin giấy phép xây dựng, xem xét dịch vụ cho đến khâu xây dựng các công trình quan trọng. Trong tất cả các trường hợp trên thì việc nâng cấp, cải tạo mất rất nhiều thời gian.

Hệ thống xử lý nước thải có áp dụng công nghệ hiện đại cho phép nâng cấp nhà máy chỉ trong vài ngày. Các mođun, thiết bị phải dễ lắp đặt, vận hành và dễ vận chuyển. Điểm cần lưu ý là toàn bộ modun có khả năng tiết kiệm năng lượng cũng như nâng cấp các hệ thống – máy móc tại chỗ.

Khi lựa chọn công nghệ đơn giản sẽ giúp chủ đầu tư cài đặt nhanh chóng. Đặc biệt cần lưu ý, trong quá trình nâng cấp nhà máy nên chú ý đến các vấn đề về môi trường và xả thải vì có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc toàn bộ quy trình xử lý của công trình.

Tùy thuộc mỗi modun mà ưu tiên những công trình cần hoàn thiện tránh làm gián đoạn quy trình hiện tại. Đối với các công trình sinh học cần cải tạo lại toàn bộ hệ thống trong một thời gian hoạt động nhất định nhưng phải tránh không làm thay đổi hiệu suất.

Thách thức về diện tích đất

Đối với những hệ thống không cần nâng cấp thì không phải lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên đối với các nhà máy cần nâng cấp thì việc cần quỹ đất khi có nhu cầu mở rộng lại là thách thức lớn đối với chủ đầu tư. Nếu không được giải quyết thỏa đáng, việc nâng cấp có thể mất nhiều năm để thực hiện.

Từ nước thải công nghiệp đến nước thải sinh hoạt thì quỹ đất này thường tận dụng cho các dịch vụ công cộng, thương mại hoặc tạo không gian xanh.

Việc bổ sung diện tích đất trong quá trình nâng cấp hệ thống cực kỳ tốn kém, đặc biệt các khu vực đông dân cư, khu đô thị lại khá hạn hẹp. Nhiều hệ thống xlnt cũ hơn khi muốn nâng cấp, mở rộng quy mô lại khá bế tắc vì không tìm được quỹ đất liền kề phù hợp. Trong trường hợp chủ đầu tư muốn xây dựng thêm công trình hay xây thêm bể thì cần thỏa đáng các yêu cầu sau:

  • Có đủ không gian để chứa hết công nghệ xử lý hay không?
  • Quỹ đất có an toàn để xây dựng không?
  • Chi phí mua đất là bao nhiêu?
  • Diện tích đất xây dựng có phá hủy không gian hoặc xâm chiếm để phục vụ cho việc xây dựng không?
  • Chủ đầu tư cần bao nhiêu thời gian để xây dựng.
  • Có ảnh hưởng đến đường ống ngầm của chính quyền địa phương hay không?

Nếu Quý Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế hệ thống xlnt thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!