Tái sử dụng nước thải đô thị và công nghiệp

Tái chế nước hoặc tái sử dụng nước thải liên quan đến quá trình thu gom nước và xử lý nước thải đô thị và công nghiệp qua bậc 3 như khử muối cho các mục đích sử dụng, bổ sung nước mặt hoặc nước ngầm phục hồi lưu vực. 

Nhiều quốc gia, doanh nghiệp đang đầu tư vào việc này để đảm bảo rằng người dân có đủ nguồn nước cấp an toàn, đảm bảo môi trường được bảo vệ phù hợp với tương lai phát triển kinh tế bền vững. Tái sử dụng nước vẫn là phương pháp cải thiện khả năng phục hồi tài nguyên nước, chống hạn, an toàn, đáng tin cậy và dễ kiểm soát hơn.

Tái sử dụng nước ở các quốc gia

Bối cảnh tái sử dụng nước ở Hoa Kỳ

  • 39/50 bang ở Hoa Kỳ đã tái chế nước công nghiệp, đặc biệt ở khu vực Floria, California, miền Nam, miền Trung,…
  • Nhiều khu vực tiếp tục đổi mới và cải tiến quy trình xử lý và tái chế nước thải. Nguồn cung cấp nước tái chế bù đắp khoảng 9% nước đô thị và ứng dụng cho ngành công nghiệp đáng tin cậy.
  • Việc tái chế nước đảm bảo nguồn cấp ổn định, lâu dài và tăng khả năng chống hạn ở California. Tạo ra chiến lược tăng cường BVMT.

Tái chế nước ở Singapore và các nước lân cận

  • Hệ thống này được nhiều quốc gia láng giềng học hỏi, nó có tên gọi là NEWater.
  • Tối đa hóa việc quản lý, hiệu quả từng nguồn, giải quyết nhu cầu sử dụng nước các ngành công nghiệp. Theo đó làm tăng nhận thức về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, hạn hán gia tăng, mở rộng đô thị hóa và chi phí năng lượng ngày càng tăng.
  • Nhiều quốc gia khác triển khai nhiều kế hoạch thiết lập chế độ ổn định nguồn nước, củng cố khả năng chống chịu trước thiên tai và khan hiếm nước theo từng mùa.
  • Một số ngành công nghiệp như chất bán dẫn dùng rất nhiều nước, nằm gần khu dân cư đông đúc, cạnh tranh sử dụng nguồn nước tự nhiên thì cần triển khai nhanh chóng việc tái chế nước thải hiệu quả hơn.

Tái sử dụng nước thải đô thị và công nghiệp

Ưng dụng trong công nghiệp

  • Các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nước tái chế gồm nhà máy nhiệt điện, chế biến thực phẩm, đồ uống, hóa chất, khai thác và dầu khí.
  • Khan hiếm nước tăng nhận thức của doanh nghiệp như giảm nhu cầu chi phí bằng cách tối đa hóa thu hồi nước.
  • Tiện ích dùng nước gồm cấp nước tháp giải nhiệt, cấp nước nồi hơi, kiểm soát môi trường, vệ sinh, tưới tiêu cảnh quan và quản lý môi trường. Ví dụ nhà máy nhiệt điện cần nguồn nước ngọt lớn để duy trì hoạt động thiết bị.
  • Để giải quyết vấn đề cấp bách mà không làm cạn kiệt tài nguyên nước, nước thải đô thị phải được tái sử dụng là giải pháp thay thế khả thi.
  • Với kế hoạch quản lý tái sử dụng thông minh sẽ giúp cơ sở giảm nhu cầu, giảm lượng nước phát sinh, giảm chi phí cũng như tăng cơ hội tái chế cho một số sản phẩm công nghiệp.
  • Hiện nay có hai cách tái chế nước hiệu quả gồm tái chế nước trực tiếp (DPR) và tái chế nước gián tiếp (IPR).

Tái sử dụng nước bằng phương pháp nào?

Tái chế nước gồm siêu lọc, thẩm thấu ngược và oxy hóa nâng cao bằng tia cực tím UV/AOP. Người ta dùng Chloramine định lượng từ quá trình RO giúp kiểm soát quá trình tạo màng sinh học. Chloramine không chỉ làm tăng nguy cơ oxy hóa màng mà nó đóng vai trò như chất xử lý gốc tự do, tốn nhiều năng lượng hơn và đòi hỏi hệ thống xử lý cao hơn.

Để khắc phục vấn đề này, người ta dùng quá trình xử lý trong điều kiện thủy lực và thẩm thấu ngược liên tục. Khi thủy lực thay đổi khiến VSV rất khó duy trì, giảm nguy cơ tạo cặn sinh học và đóng cặn. Điều này cho phép hệ thống hoạt động ở tốc độ cao, loại bỏ nguy cơ tăng nhanh từ lớp phủ sinh học.

Nguồn cấp nước ngầm/nước mặt có nguy cơ sử dụng quá mức tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế, việc bảo tồn và tái sử dụng nước trở thành phương pháp bền vững, khả thi và thiết thực để giảm nhu cầu sử dụng cho các KCN, đô thị, thành phố.

Để hiểu thêm về các công nghệ tái chế nước thải, Quý khách hàng có thể liên hệ tới Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất để được tư vấn!