Theo số liệu thống kê cho thấy nước ta có khoảng 90 nhà máy sản xuất giấy hoạt động. Công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, là vấn đề nhức nhối cho môi trường. Xử lý nước thải nhà máy giấy bằng phương pháp nào mang lại hiệu quả cao? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi thông tin qua bài viết sau đây.
1. Nguyên liệu và nguồn sinh ra nước thải nhà máy sản xuất giấy
Nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy là gỗ; các cây ngoài gỗ như gai, tre, nứa; phụ phẩm nông nghiệp như bã mía, rơm. Ngoài ra còn có vật liệu tái sinh như giấy đã qua sử dụng, giấy vụn.
Nước thải nhà máy giấy đến từ nhiều hoạt động như:
– Hoạt động rửa nguyên liệu: Sản sinh ra lượng nước thải chứa vỏ cây, đất đá, chất hữu cơ hòa tan, thuốc bảo vệ thực vật.
– Hoạt động nấu và rửa sau khi nấu: Sinh ra lượng nước thải chứa chất nấu, chất hữu cơ hòa tan và một phần xơ sợi. Nước thải ở công đoạn này có màu tối nên còn được gọi là dịch đen – gây ô nhiễm môi trường rất nặng. Đây là loại dịch thải chứa 70% chất rắn hữu cơ và 30% chất rắn vô cơ.
– Hoạt động tẩy trắng: Sản sinh ra lượng nước thải chứa hóa chất tẩy độc hại, giá trị BOD5 và COD cao.
– Hoạt động nghiền bột và xeo giấy: Sinh ra dòng nước thải chứa các chất phụ gia như nhựa, phẩm màu và các thành phần khác như xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng.
– Hoạt động vệ sinh, sinh hoạt: Rửa thiết bị, rửa sàn. Ở giai đoạn này, nước thải thường chứa chất rơi vãi, chất tẩy rửa và các chất lơ lửng cao.
2. Phương pháp XLNT nhà máy sản xuất giấy
2.1. Bể thu gom và song chắn rác
Nước thải từ hoạt động sản xuất bột giấy và xeo giấy được dẫn qua bể thu gom. Tại bể có lắp đặt các song chắn rác để giữ lại lượng rác có kích thước lớn. Sau đó, nước thải được chuyển sang bể lắng cát.
2.2. Bể điều hòa
Trong bể được lắp các máy khuấy trộn. Nhờ vậy, trộn liên tục giúp ổn định lưu lượng nước và thành phần các chất thải. Đồng thời, trong bể cũng được lắp đặt các máy bơm để đưa nước thải qua các công đoạn xử lý khác.
2.3. Bể tuyển nổi
Tách các bông cặn trong nước thải bằng cách tạo ra bọt khí với kích thước siêu nhỏ. Bọt khí + bông cặn có trọng lượng nhỏ nên sẽ nổi lên mặt nước và được thu gom, tách ra khỏi mặt nước. Phần nước trong sẽ được thu lại và đưa sang công đoạn xử lý tiếp theo.
2.4. Bể sinh học Aerotank
Đây là bể hiếu khí sinh học, trong bể trang bị các máy thổi khí, cung cấp liên tục khí oxy để tạo ra môi trường có đầy đủ khí oxy cho VSV hiếu khí hoạt động. Nhờ vậy, các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ được xử lý và giảm mùi trong nước nước thải.
2.5. Bể lắng
Loại bỏ cặn, bùn hoạt tính và lắng bùn, tách bùn ra khỏi nước thải và đưa các chất rắn lơ lửng về dưới mức tiêu chuẩn cho phép.
2.6. Bể khử trùng
Tùy vào quy mô, công suất hoạt động mà trong bể sẽ được sử dụng các hóa chất như Clo – Javen hoặc hệ thống khử trùng bằng tia UV. Nước thải sau khi được xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn theo quy định và có thể được tái sử dụng cho các xưởng, xí nghiệp giấy.
3. Lắp đặt hệ thống XLNT nhà máy giấy uy tín
Công ty cổ phần xây dựng và công nghệ môi trường Hợp Nhất là đơn vị có 10 năm kinh nghiệm trong tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống XLNT.
Trong suốt quá trình phát triển, Hợp Nhất đã đồng hành cùng nhiều dự án về xả thải trên khắp cả nước. Chúng tôi có đội ngũ các chuyên giàu kinh nghiệm, hỗ trợ quý doanh nghiệp các vấn đề về thủ tục pháp lý và tư vấn giải pháp XLNT phù hợp với quy mô, công suất hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu quý doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào về hồ sơ môi trường hoặc XLNT cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938. 857.768 để được các các chuyên gia của Hợp Nhất hỗ trợ chi tiết.