Quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ điện hóa (P1)

Mỗi công nghệ XLNT đều có một số quy trình xử lý nhất định và phương pháp điện hóa cũng vậy. Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp 6 quy trình điển hình, thường xuyên được áp dụng làm sạch nước thải tích hợp trong nhiều nhà máy XLNT.

Quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ điện hóa (P1)

1. Đông tụ điện

  • Phân giải các nguyên tử kim loại làm vật liệu điện cực dưới dạng ion bằng cách chuyển điện tích ở cực dương.
  • Các hydroxit tạo thành thông qua ion kim loại ở cực âm cho phép quá trình đông tụ hoặc kết tủa, keo tụ các hợp chất hữu cơ hòa tan hoặc hạt keo.
  • Đông tụ điện thường kết hợp với tuyển nổi bằng điện để loại bỏ hạt vật chất có kích thước nhỏ.
  • Việc giải phóng OH- dẫn đến giá trị pH tăng lên. Khi đó, điện cực sắt kết tủa kẽm, crom và nhôm. Đồng thời hạt, giọt dầu mỡ, nhũ tương cũng như ion kim loại nặng cũng được kết hợp, lắng đọng, mất ổn định và kết tụ.
  • Quy trình này còn tham gia xử lý sunfua, photphat, cacbonat, thuốc nhuộm.

2. Tuyển nổi điện hóa

  • Chuyển xử lý nước thải dầu mỡ, phân tách các phân tử kỵ nước đưa lên bề mặt nước thông qua kết dính vào các bong bóng khí. Điều này thực hiện qua tuyển nổi truyền thống hoặc tuyển nổi không khí hòa tan.
  • Tuyển nổi điện tạo ra bong bóng khí bằng cách phân hủy nước thành oxy và hydro. Nó còn kết hợp với quá trình điện phân, đông tụ điện nếu một trong các điện cực bị dòng điện hòa tan.
  • Đây là phương pháp lọc nước điện hóa hiệu quả và linh hoạt nhất, bong bóng siêu nhỏ được tạo ra phụ thuộc vào mật độ dòng điện.
  • Không phải các phân tử đều được bọt khí vận chuyển lên bề mặt vì tương tác giữa bọt khí và chất rắn sẽ khác nhau.

3. Thẩm phân điện

  • Hệ thống cho phép cô đặc hoặc làm cạn kiệt ion và phân tử mang điện, thẩm phân điện chủ yếu sử dụng thế điện hóa làm động lực cho quá trình màng chọn lọc ion mà không có phản ứng hóa học với chất thải.
  • Đây là quy trình công nghệ màng, so với các quá trình điện hóa khác, buồng điện cực tách biệt về không gian xử lý, nó cung cấp chất điện phân phụ từ bể chứa riêng biệt để loại bỏ khí điện cực.
  • Thẩm phân điện dùng để xử lý nước ngầm, nước lợ, nước thải, khử muối, thu hồi có chọn lọc các chất có giá trị.

 

4. Sự lắng đọng kim loại điện phân

  • Ion kim loại bị khử điện hóa, kim loại thu hồi từ chất thải có độ tinh khiết cao.
  • Quy trình này không chỉ sử dụng tách kim loại ra khỏi nước thải mà còn sản xuất các loại khác như đồng, kẽm đối với nước thải có nồng độ cao.
  • Các ion kim loại mang điện tích dương chuyển động trong điện từ trường giữa các điện cực đến cực âm, chúng bị khử thành phần tử và lắng đọng trên bề mặt điện cực.

5. Kết tủa điện hóa

  • Khác với đông tụ điện, kết tủa điện hóa dựa vào vật liệu điện cực trơ, các chất phản ứng có sẵn trong nước cùng nồng độ pH dùng để kết tủa bằng cách sử dụng gốc OH ở điện cực âm.
  • Hệ thống này dùng để bảo vệ các bể phản ứng điện hóa và các thành phần khác khỏi bị đóng cặn.
  • Các điện cực dẻo thường làm bằng vật liệu như than chì, polyme dẫn điện để kết tủa cacbonat, photphat.

6. Quá trình oxy hóa điện hóa

  • Mục đích của phương pháp là khoáng hóa hợp chất hữu cơ trong nước thải. Chúng tạo ra các chất oxy hóa mạnh như gốc hydroxit ở cực dương.
  • Chất oxy hóa tạo ra bằng điện hóa tại chỗ xảy ra trực tiếp tại bề mặt cực dương hoặc gián tiếp bởi các phản ứng tiếp theo với các thành phần vô cơ.
  • Một số hợp chất dễ bị phân hủy bởi sự kết hợp của quá trình oxy hóa và sự khử so với quy trình oxy hóa thông thường.
  • Mặc dù có chi phí đầu tư và vận hành cao nhưng quá trình oxy hóa điện hóa có hiệu suất cao, hệ thống không yêu cầu thêm hóa chất xử lý.

Việc thiết kế và kết nối các bể phản ứng điện hóa rất đa dạng và dựa vào mục tiêu ứng dụng mà lựa chọn quy trình xử lý phù hợp. Để đầu tư thiết kế hệ thống XLNT tiêu chuẩn hì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất để được tư vấn và giải đáp rõ ràng những thông tin liên quan qua Hotline 0938.857.768.