Phương pháp xử lý nước thải thuộc da và dệt nhuộm

Đối với nước thải thuộc da và dệt nhuộm nên áp dụng các quy trình xử lý nước thải nào để đảm bảo các nguồn nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn xả thải? 

Vì vậy, việc đánh giá và đề xuất công nghệ quan trọng để đảm bảo xả thải đạt chuẩn không ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận. Vậy có những quy trình nào để xử lý nước thải thuộc da và dệt nhuộm cho kết quả đáng tin cậy nhất?

xử lý nước thải thuộc da về dệt nhuộm

1. Phương pháp xử lý nước thải thuộc da

1.1. Quy trình

Các quy trình XLNT thuộc da dựa trên các thành phần ô nhiễm:

  • Muối: độ dẫn điện cùng với hàm lượng muối trong nước thải lớn thường gây khó khăn trong việc xử lý sinh học.
  • Chất hữu cơ: ở nồng độ cao chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học nên các hệ thống xử lý sinh học loại bỏ đến 99% COD bằng cách áp dụng công nghệ màng.
  • Hàm lượng chất rắn cao: áp dụng quá trình keo tụ – tạo bông và làm sạch sơ cấp bằng thiết bị tuyển nổi không khí mang lại hiệu quả loại bỏ chất rắn lớn.
  • Sunfua: xử lý bằng quá trình oxy hóa như một phần giai đoạn tiền xử lý.
  • Tổng nito và amoni: loại bỏ thông qua quá trình nitrat hóa – khử nito.
  • Crom: tồn tại dưới dạng Cr3+ không ảnh hưởng đến việc xử lý sinh học nhưng quan trọng cần lựa chọn công nghệ XLNT thích hợp để khử crom cho nước thải đầu ra.

1.2. Các công nghệ xử lý

Công nghệ DAF kèm với việc xử lý keo tụ – tạo bông được thiết kế phù hợp cho việc loại bỏ dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, độ đục, vi khuẩn, chất hữu cơ, kim loại nặng cùng nhiều chất ô nhiễm khác. Hệ thống kết hợp này cho chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn, khởi động nhanh, giảm bùn thải, dễ vận hành, hiệu quả cao.

Bên cạnh những giải pháp thông thường, phương pháp tiên tiến XLNT thuộc da cũng quan trọng chẳng kém. Nước sau xử lý thường không đạt đến tiêu chuẩn tái sử dụng vì chưa đáp ứng việc loại bỏ chất hữu cơ, nito, muối, chất rắn hòa tan,… Nước đã qua xử lý bằng công nghệ màng cho nước thải thuộc da thường áp dụng công nghệ màng sinh học MBR, màng RO, NF, UF.

Chẳng hạn việc sử dụng màng MBR cho phép mang lại độ bền, mức độ xử lý đáng tin cậy, chất lượng nước không đổi, hệ thống xử lý nhỏ gọn cho phép bổ sung màng UF cùng với khả năng chống lại các tác nhân oxy hóa. Các công nghệ màng không cần sử dụng hóa chất, năng lượng nhiệt nên rất thân thiện với môi trường.

2. Phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Ô nhiễm kim loại trong nước thải ngành dệt nhuộm có nguồn gốc từ thuốc nhuộm và chất phụ gia như xút ăn gia, natri cacbonat, muối. Các kim loại chính gây ra những thách thức về môi trường như crom, sắt, thủy ngân và chì.

Trong thời gian gần đây, các công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm khác nhau đã phát triển mang lại nhiều tiềm năng với nhiều ưu điểm, mang tính khả thi về kinh tế, tính linh hoạt đã khắc phục được nhiều nhược điểm như chi phí vận hành, tiêu thụ năng lượng, công nghệ xử lý,…

2.1. Các giải pháp xử lý

Có nhiều cách mang lại hiệu quả loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nước thải dệt nhuộm. Chẳng hạn như hệ thống trao đổi ion, lọc màng và kết tủa hóa học. Trong đó, phương pháp hóa học được ứng dụng phổ biến vì tính đơn giản, quá trình lọc màng hiệu quả còn phương pháp trao đổi ion có thể trao đổi anion và cation từ nước thải.

Trong khi các phương pháp khác chịu chi phí vận hành lớn nên giải pháp hấp phụ được đánh giá cao về tính linh hoạt, hiệu suất xử lý và có tính kinh tế hơn.

Đồng thời, hấp thụ sinh học xử lý kim loại nặng bằng sinh khối là phương pháp mới để tách kim loại nặng ra khỏi nước thải. Sự tương tác giữa kim loại nặng và VSV với hiệu quả xử lý phụ thuộc vào nồng độ bùn, độ hòa tan kim loại, pH, tải lượng ô nhiễm và cũng phụ thuộc vào thiết kế hệ thống. Sự đa dạng về hệ VSV của màng sinh học lớn đáng kể so với quy trình bùn hoạt tính thông thường.

Để xây dựng hệ thống xử lý nước thải có chức năng loại bỏ thành phần ô nhiễm lớn thì hãy liên hệ ngay Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.