Biến đổi khí hậu chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt, mà chỉ thấy vấn đề này ngày càng nghiêm trọng hơn. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất đó chính là thực trạng ô nhiễm đang lan rộng trên toàn cầu. Bất kể quốc gia nào, đi qua châu lục nào thì ô nhiễm không khí vẫn luôn là đề tài nổi trội và được bàn luận, chia sẻ rầm rộ.
Bạn hiểu như thế nào là ô nhiễm không khí?
Quá trình ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề liên quan đến các hình thái môi trường. Chất lượng không khí bị suy giảm là yếu tố gây ra các bệnh về tim mạch, đột quỵ, ung thư, tắc nghẽn phổi mãn tính. Hẳn vì thế mà nó được cho là thủ phạm giết người thầm lặng.
Trong đó, nồng độ chất gây ô nhiễm thay đổi tùy theo địa điểm, theo giờ, ngày và mùa chịu sự tác động lớn của chất gây ô nhiễm, gió và thời tiết từng khu vực. Ô nhiễm không ngừng thể hiện rõ nét lên cuộc sống của con người. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm:
- Do đốt nhiên liệu hóa thạch.
- Do hoạt động của nông nghiệp.
- Do chất thải từ nhà máy và ngành công nghiệp.
- Do khai thác mỏ.
Khi nào thì không khí bị ô nhiễm nặng nhất?
Hiện nay, ô nhiễm không khí chủ yếu diễn ra ở khu vực thành thị, mức độ ô nhiễm cao nhất thường xảy ra vào thời điểm sáng sớm và chiều tối. Bởi lẽ, khoảng thời gian này là lúc các phương tiện giao thông lưu thông khá cao thải ra nhiều khí độc hại. Còn chưa kể các hoạt động như đốt than củi, đốt rơm rạ, hoạt động công nghiệp thải ra nhiều khí thải và nồng độ bụi lớn ra ngoài môi trường.
Xem thêm dịch vụ xử lý khí thải!
Chỉ số chất lượng không khí AQI có quan trọng không?
Chất lượng không khí hàng ngày (AQI) là bước đơn giản để đo mức độ ô nhiễm không khí xung quanh. Chỉ số AQI càng lớn càng thể hiện mức độ ô nhiễm càng cao. Chỉ số này được tính toán từ thông số quan trắc các chất gây ô nhiễm. Vì thế mà AQI được lắp đặt cho các trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục.
Bụi PM2.5 – Kẻ thù thầm lặng
Thuật ngữ PM2.5 đã quá quen thuộc với các thành phần bụi siêu nhỏ. Bụi này không mùi, không màu, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, và mọi người nghĩ là nó vô hại. Các chuyên gia y tế lại đánh giá mức độ nguy hiểm của nó đối với sức khỏe con người cao gấp nhiều lần, nhất là các bệnh liên quan đến mũi, họng, phổi và thậm chí xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu.
Bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân làm gia tăng các ca bệnh liên quan đến hen suyễn, tim và tăng tỷ lệ bệnh viêm phế quản mãn tính, giảm chức năng phổi cũng như tăng tỷ lệ tử vong đối với người có bệnh lý về phổi, tim.
Không khí trong nhà có bị ô nhiễm bởi bụi mịn? Các hoạt động của con người và vật liệu sử dụng hàng ngày ảnh hưởng đến lưu lượng và chất lượng không khí sạch. Vì thế mà các tòa nhà, chung cư, căn hộ trong nhà đều bố trí quạt thông gió.
Điều này giúp cản trở và ngăn chặn sự xâm nhập của bụi mịn. Các công trình như chung cư, tòa nhà cao tầng, biệt thự cao cấp hay khu resort hiện nay đều quan tâm đến chất lượng vi khí hậu và chất lượng không khí trong nhà, nhất là trang bị hệ thống lọc bụi, khử khuẩn.
Tác động của ô nhiễm không khí đến trẻ em
Ô nhiễm không khí có thể tác động đến sức khỏe của trẻ nhỏ theo nhiều cách. Các chuyên gia chỉ ra rằng không khí không đảm bảo là tác nhân cản trở sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, trẻ thường xuyên mắc phải các bệnh đường hô hấp, làm nặng thêm bệnh hen suyễn, kìm hãm sự phát triển và khiến tình trạng sức khỏe của trẻ dần yếu ớt hơn.
Theo thống kê của WHO thì mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em chết vì các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và 60% xuất phát từ ô nhiễm không khí. Trong đó trẻ em dưới 5 tuổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Ở Việt Nam, mặc dù con số này chưa được thống kê chính xác nhưng có hàng triệu trẻ em chịu tác động của khí thải độc hại. Điều đáng lo ngại nhất là ô nhiễm không khí tác động mạnh đến não bộ của trẻ. Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm sẽ làm giảm giao tiếp lời nói và cử chỉ của trẻ, thậm chí làm giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trường.
Truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để cập nhật các tin tức và dịch vụ môi trường của Hợp Nhất!