Sự gia tăng dân số cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn đến nhu cầu về nước ngày càng tăng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn đến môi trường. Xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải ngày càng đóng vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu nước sạch trên thế giới. Cùng công ty xử lý nước thải tìm hiểu một số hệ thống tái sử dụng nước thải qua bài viết dưới đây.
1. Tái sử dụng nước thải là gì?
Các nguồn nước để tái sử dụng nước bao gồm: nước thải đô thị, quá trình công nghiệp, làm mát, nước mưa, nước sản xuất từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên…
Việc tái sử dụng nước thải sẽ bao gồm những quy trình xử lý tối ưu nhất, áp dụng công nghệ xử lý hiện đại cùng nhiều phương pháp xử lý.
Tái sử dụng nước thải giúp bảo vệ môi trường, đồng thời tiết kiệm nhiều nguồn lực nên đây là một trong những giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Việc tái sử dụng nước thải (tái chế hay cải tạo nước) từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó, từ công nghệ sẵn có mà tiến hành các giai đoạn xử lý và tái sử dụng cho các mục đích như nông nghiệp, tưới tiêu, cung cấp nước uống, bổ sung nước ngầm, quy trình công nghiệp và phục hồi môi trường.
Việc tái sử dụng nước được coi là giải pháp thay thế cho nhiều nguồn nước hiện có, tăng cường an ninh nước, mang tính bền vững cùng khả năng phục hồi cao.
2. Lợi ích của tái sử dụng nước thải
Tái sử dụng nước thải có nhiều lợi ích, dưới đây là một số lợi ích điển hình:
- Cắt giảm chi phí sử dụng nước cấp, chi phí đầu tư trong xây dựng thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho quy trình sản xuất;
- Giảm thiểu ô nhiễm, lưu lượng nước thải đối với nguồn tiếp nhận;
- Giúp tăng nguồn cấp nước đối với nhu cầu sản xuất và sinh hoạt;
- Giúp mang lại lợi ích cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tái sử dụng cho các mục đích tưới tiêu, tạo cảnh quan,…;
- Giúp cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nước mặt nước ngầm.
3. Một số hệ thống tái sử dụng nước thải thường gặp
Một số phát triển mới về công nghệ đã mang lại sự quan tâm hơn với việc cải tạo nước thải bao gồm sự sẵn có của màng vi lọc, siêu lọc và thẩm thấu ngược đáng tin cậy hơn. Hoặc quy trình sử dụng ozone kết hợp cùng với lọc sinh học, khử trùng bằng năng lượng hoặc quá trình oxy hóa nâng cao. Với những hệ thống tái sử dụng nước thải hiện có được ứng dụng loại bỏ nhiều thành phần trong nước thải.
Áp dụng quy trình xử lý với nhiều công nghệ phải phù hợp với mục tiêu, đặc tính, tính linh hoạt, vận hành – bảo trì thấp, yêu cầu về năng lượng, hóa chất và ít yêu cầu nguồn lực vận hành hệ thống.
Một số công nghệ trong hệ thống tái sử dụng nước thải thường gặp là:
- Bể phản ứng sinh học dạng màng: kết hợp xử lý sinh học, thứ cấp và bậc 3 trong một quy trình duy nhất. Công nghệ này đảm bảo xử lý nguồn thải đạt tiêu chuẩn cho phép tái sử dụng hiệu quả hơn.
- Hệ thống siêu lọc: chủ yếu xử lý nước uống được thiết kế, lắp đặt ở hạ nguồn tại quy trình xử lý thứ cấp. Mặc dù không yêu cầu xử lý sinh học nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nguồn nước sau xử lý.
- Hệ thống thẩm thấu ngược (RO): ứng dụng rộng rãi trong việc loại bỏ nhiều tạp chất ô nhiễm như chất hữu cơ, chất rắn và kim loại. Nước đi qua màng bán thấm cũng được khử muối, tái sử dụng nước hoặc sử dụng để sản xuất nước siêu tinh khiết.
- Hệ thống khử trùng (UV/Ozone/oxy hóa nâng cao): thường bố trí ở giai đoạn xử lý cuối cùng của ứng dụng tái sử dụng nước để loại bỏ chất hữu cơ còn sót lại
- Hệ thống đảo ngược thẩm tách điện (EDR): màng lọc được vận hành dưới tác dụng của dòng điện sử dụng điện áp để hút ion qua màng. Hệ thống màng bền vững, tự làm sạch, lý tưởng hơn đối với nước thải đục, khả năng thu hồi nước cao hơn.
Nếu bạn cần tư vấn thêm nhiều giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, vượt trội hơn thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải qua Hotline 0938.857.768.
Chúng tôi với đội ngũ nguồn nhân lực có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn và năng lực sẽ hỗ trợ tối đa nhu cầu của doanh nghiệp.